Tân cử nhân sẽ làm gì?
An Nhiên, thông tín viên RFA
2013-05-31
2013-05-31
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Một hội chợ việc làm tại Cần Thơ,
ảnh chụp trước đây.
File photo
Mối quan tâm lớn nhất của nhiều sinh viên trong nước hiện nay là công ăn việc làm khi tốt nghiệp ra trường. Các bạn đang nhìn vào thực trạng của nhiều người đi trước khi học xong ra không thể kiếm được việc làm, rồi phải chấp nhận bất cứ loại công việc gì kiếm tiền nuôi thân. Lý do vì sao lại có tình trạng đó?
Chương
trình đào tạo có vấn đề
Theo nhiều chuyên gia giáo dục thì có vô số yếu tố liên quan đến công tác đào tạo. Tất cả được thể hiện qua một chương trình đào tạo được soạn thảo ra một cách công phu với phương hướng cụ thể.
Các trường đại học hiện nay chưa có những kết quả khảo sát thực tế, không tìm hiểu các môn học trong chương trình đào tạo đại học có phù hợp với đòi hỏi của xã hội hay không? Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao, hiệu phó trường đại học Hùng Vương cũng thừa nhận có những bất cập giáo trình trong đại học Việt Nam:
“Phần lỗi của nhà trường đào tạo các em chưa được trình độ, chưa được tốt trong một số ngành, bản thân các thầy trình độ bị hạn chế cho nên khi dạy dỗ các em chưa được tốt và còn hệ thống chương trình của mình chưa phải là tốt. Cho nên các em bị hạn chế về mặt trình độ.
Tìm việc làm bây giờ khó, phải quen
thì mới tìm được việc làm, không quen thì khó để tìm việc làm, bây giờ sinh viên
ra trường quá nhiều, công việc thì không đáp ứng được.
-Nguyễn Thị Phượng
-Nguyễn Thị Phượng
Trong thời đại hội nhập này, đáng lẽ ra sinh viên phải được học tiếng Anh nhiều hơn, học một cách thành thạo, rất tiếc bậc đại học dù nhà trường có dạy ngoại ngữ, nhưng họ để mặc cho các em học ở những trung tâm, chứ họ không dạy, họ dạy với cái rình độ rất thấp, cho nên sinh viên khi ra trường không biết được ngoại ngữ, trong cái thời đại hội nhập này cũng là 1 cái khó khăn cho các em.”
Lý
thuyết thiếu thực hành
Sinh viên Việt Nam đang phải chịu những áp lực từ việc học nặng lý thuyết, thiếu thực hành, thiếu trang bị kỹ năng, cố gắng chạy theo bằng cấp, nên sau khi ra trường xin việc làm họ đã không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, dẫn đến khi ra trường không có việc hoặc có việc nhưng không bền vững. Sinh viên Nguyễn thị Phượng hiện học năm cuối đại học Tài chính- Kế toán nói về điều này như sau:
“Sinh viên học ở nhà trường chủ yếu kiến thức, không có thực tế, nên giữa kiến thức và thực tế rất là xa, nên không có đạt được theo yêu cầu của người tuyển dụng.”
Bạn Nguyên đang học năm cuối trường công nghệ thông tin chia sẻ với chúng tôi:
Sinh viên dự lễ tốt nghiệp tại Đại
học RMIT, ảnh chụp trước đây. Courtesy RMIT.
“Ngành em học là công nghệ thông tin, tin học ứng dụng. Ở trường cái gì cũng dạy hết, nhưng không có chuyên sâu, có điều do quy chế - quy định số môn học nên buộc các thầy phải dạy theo. Em thấy có vài môn học mà nó không liên quan gì ngành hết đó mà cũng bắt học, học cho có tín chỉ ở trên của bộ giáo dục đưa xuống.”
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao cho chúng tôi biết trong tâm trạng bức xúc:
“Chương trình học đại học ở Việt Nam bất hợp lý, các em học ở Việt Nam khá vất vả hơn học ở các trường đại học ở nước ngoài, kiến thức thu lượm được không nhiều bằng các em đang được học ở các trường nước ngoài.
Các em chỉ biết một mớ lý thuyết mà lý thuyết đó quá lạc hậu, thầy giáo dạy trình độ còn hạn chế, nhiều lúc dạy những môn trong ứng dụng như kinh tế, chính trị… dạy những lý thuyết quá là cũ cho nên không áp dụng được trong thực tiễn, không áp dụng được. Thì chúng ta phải có cách nào thay đổi đi, nhưng muốn thay đổi không phải dể. Chắc chắn, chương trình giáo dục đại học Việt Nam phải đổi mới rất nhiều và khi đổi mới như vậy thì việc đầu tiên phải nâng cao trình độ giảng dạy của các giảng viên, nếu tình trạng trình độ các giảng viên bây giờ khó lòng đào tạo ra trò giỏi được.”
Nỗi
lo của sinh viên
Phần lỗi của nhà trường đào tạo các
em chưa được trình độ, chưa được tốt trong một số ngành, bản thân các thầy trình
độ bị hạn chế cho nên khi dạy dỗ các em chưa được tốt.
-TS Nguyễn Mộng Giao
-TS Nguyễn Mộng Giao
Số sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng chính quy, dân lập trong cả nước ngày càng nhiều, nhưng đa số ra trường không được làm đúng chuyên ngành, phải làm các công việc không cần bằng cấp, như công nhân, phục vụ nhà hàng, phụ hồ để có đồng lương tồn tại qua ngày. Bạn Nguyễn Thị Phượng trong tâm trạng lo lắng cũng không biết sau khi ra trường có được việc làm hay không đã cho chúng tôi biết:
“Tìm việc làm bây giờ khó, phải quen thì mới tìm được việc làm, không quen thì khó để tìm việc làm, bây giờ sinh viên ra trường quá nhiều, công việc thì không đáp ứng được số lượng sinh viên ra trường, kinh tế thì trong tình trạng suy thoái, doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng thì sinh viên khó khăn tìm việc làm. Sinh viên ra trường tự tìm việc làm nhà trường không hổ trợ, tình trạng sinh viên ra trường không có được việc làm và làm trái ngành rất là nhiều. Ra trường nếu không làm đúng chuyên ngành thì phụ việc, làm công nhân hoặc này kia.”
Giáo dục đại học là cái lõi của việc tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội, và rất nhiều yếu tố quan trọng khác để phát triển cho một quốc gia. Giáo dục Việt Nam đang hiện hữu những bất cập mà hình ảnh đó đã thể hiện qua xã hội Việt Nam ngày nay.
Sinh viên đã và đang cố gắng vượt qua những khó khăn với mong muốn cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học để có được một công việc, một nghề nghiệp ổn định và một tương lai tốt đẹp cho bản thân. Nhưng, hiện nay Việt Nam đang đối diện với nhiều bất cập trong xã hội, và đang đối phó với một nền kinh tế tệ hại, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Câu hỏi vẫn còn đó: sau những năm tháng học đại học, tương lai của các tân cử nhân sẽ ra sao?
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.