PHÂN TÍCH -
Bài đăng : Thứ hai 10 Tháng
Sáu 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 10 Tháng Sáu 2013
Kinh tế Trung Quốc mất đà
Ngành xây dựng, thước đo kinh
tế của Trung Quốc
Reuters
Hàng loạt chỉ số về sản xuất, thương mại
được Bắc Kinh công bố cuối tuần qua xác định cường quốc kinh tế thứ hai
thế giới đang bị mất trớn. Các thông tin thất vọng này gây ra những tin đồn
giảm lãi suất tín dụng với những hệ quả không hay.
Theo
AFP, giới chuyên gia kinh tế tại Bắc Kinh tỏ ra thất vọng và bắt đầu nghi
ngờ khả năng bật dậy của cường quốc kinh tế số hai thế giới. Theo số liệu
do Cục thống kê công bố hôm chủ nhật 09/06/2013 thì sản xuất công nghiệp
tăng lên 9,2% vào tháng năm, tính tròn 12 tháng bị giảm 0,1 điểm so với
tháng tư.
Chuyên
gia Trương Trí Vĩ thuộc công ty dịch vụ tài chính Nomura cho rằng kết quả
này làm giảm lòng tin về khả năng kinh tế Trung Quốc bật dậy trong năm
nay. Một chuyên gia khác của IHS Global Insight xác quyết « tăng trưởng
kinh tế Trung Quốc đã sa vào vũng lầy trì trệ sau khi phất lên trong một
giai đoạn ngắn ».
Từ những
tuần lễ qua, mọi chỉ số thống kê đều xác nhận một hướng duy nhất : hoạt động kinh tế thấp, nhu cầu nội địa yếu không đủ
cân bằng tỷ lệ xuất khẩu bị suy giảm dần.
Ngày
08/06/2013, thống kê của hải quan Trung Quốc cũng xác nhận xuất khẩu thụt
lùi còn nhập khẩu tăng có 1% thấp hơn tiên liệu và yếu nhất tính từ năm
2012.
Từ ba năm qua, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã rơi từ 9,3%
năm 2011, xuống 7,8% trong năm 2012 và 7,75% trong năm nay 2013 theo dự
báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tức là dưới ngưỡng tối thiểu 8% cần thiết
để duy trì ổn định xã hội.
Thống kê về sản xuất công nghiệp giảm 2,9% trong vòng một
năm và về tỷ lệ lạm phát trung bình 2,5% chứng
tỏ guồng máy kinh tế Trung Quốc có vấn đề.
Những
con số này nói lên ý nghĩa gì ?
Theo
hãng Reuters, các nhà kinh tế được hỏi ý kiến đều không loại trừ khả năng
kinh tế Trung Quốc tiếp tục mất đà trong suốt năm nay.
Trong
tình thế này, chính quyền Trung Quốc có trong tay một vũ khí đáng gờm đó
là bơm tiền kích thích sinh hoạt kinh tế. Trong tháng 5 vừa qua, các ngân
hàng Trung Quốc đã tung vào thị trường 100 tỷ đô la tín dụng.
Biện
pháp thứ hai là hạ lãi suất tín dụng để làm giảm gánh nặng đầu tư cho các
xí nghiệp. Tuy nhiên, giải pháp này là con dao hai lưỡi vì nó có thể làm
cho thị trường địa ốc chao đảo theo.
Các
kinh tế gia của chính phủ Trung Quốc cũng có cùng mối lo ngại nhưng họ
cho rằng chính phủ Lý Khắc Cường chấp nhận để kinh tế suy giảm xuống 7%
lúc đó mới sử dụng các liều thuốc mạnh .
Cuối
tuần qua, để trấn an công luận, thủ tướng Trung Quốc tuyên bố trên đài
truyền hình là theo ông, tăng trưởng vẫn còn ở trong « vùng tương đối cao
».
Bơm tiền
và giảm lãi suất tín dụng để kích thích kinh tế sẽ tạo ra tình trạng «
bong bóng đầu cơ » địa ốc . Đây là điều mà ngân hàng trung ương cố gắng
kềm chế từ gần một năm nay.
Tất cả
các biện pháp chữa cháy của chính quyền Trung Quốc, theo kinh tế gia Đường
Kiến Vĩ, thuộc ngân hàng viễn thông Thượng Hải, đều không mang lại kết quả
mong muốn. Do vậy, một khi lãi suất giảm thì mọi người sẽ đổ xô vào địa ốc
đẩy giá cả leo thang.
Chính
sách kích cầu thi hành từ năm 2008 đã để lại những hậu quả mà cho đến nay
không có giải pháp : bong bóng địa ốc, dan oan bị địa phương trưng thu đất
canh tác xây cao ốc, và những món nợ khổng lồ mà chính quyền địa phương
vay mượn để « đầu tư ».
Theo
Reuters, các nhà kinh tế tại Trung Quốc cho rằng chính quyền trung ương sẽ
không tái phạm sai lầm cũ, sẽ không bơm tiền vào thị trường. Họ chờ đợi
giới lãnh đạo Trung Quốc ban hành chính sách cải cách cơ cấu nền kinh tế
chứ không phải tiếp tục mù mờ theo kiểu « định hướng xã hội chủ nghĩa ».
|
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.