Mời quí vị
tham tường những tiết mục dưới đây.Chúc quí vi và gia đình an vui hạnh phúc.
Chúng tôi cám ơn quí thân hữu đã chia sẻ một trong những tiết mục trân quí này
với bạn bè.
NTN
|
Phung N. Tran has
shared a video playlist with you on YouTube
|
|
|||||||
PLAYLIST by Phung N. Tran
|
Mời bạn xem
lại phim Người Tình Không Chân Dung ấn bản mới đẹp, âm thanh rõ ràng
http://dalanphim.com/phimtruyen/nguoitinhkhongchandung/nt01.html
http://dalanphim.com/phimtruyen/nguoitinhkhongchandung/nt01.html
Check out for
another very good music selection website...Enjoy....
Xin vào website dưới đây, mở máy và đánh
tên bất cứ bản nhạc nào hay
ca sĩ nào mình thích rồi nghe thoải mái.
ca sĩ nào mình thích rồi nghe thoải mái.
1. Đánh tên bản nhạc hay tên ca sĩ vào
khung search nằm dưới hàng chữ
"Welcome to Muziic DJ"-- rồi nhấn chuột vào chữ search .
2- Sẽ hiện khung hình những bản nhạc vừa chọn
"Welcome to Muziic DJ"-- rồi nhấn chuột vào chữ search .
2- Sẽ hiện khung hình những bản nhạc vừa chọn
Ấn chuột vào bản nhạc đã chọn.
3-Hiên ra chữ Play DECK 1 --- Play DECK 2 ,
3-Hiên ra chữ Play DECK 1 --- Play DECK 2 ,
ấn chuột vào"DECK"(máy )nào(1
hoặc 2) thì nghe bằng DECK đó .
4. muốn ngưng thì bấm "brake", muốn nghe lại thì bấm "playback".
4. muốn ngưng thì bấm "brake", muốn nghe lại thì bấm "playback".
Không Quân Việt Nam Seattle.,WA
A Great New
Plumbing Tool
Finally, a new tool
comes along that is so simple and efficient that you just have to tell everyone
about it.
Everyone needs at least one of
these. Turn up your sound.
Sinh viên Phương Uyên hưởng án
treo
Cập nhật: 13:03 GMT - thứ sáu, 16 tháng 8,
2013
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên được gia
đình và bạn bè đón về nhà
Trong một phán quyết chưa có tiền lệ,
tòa phúc thẩm tỉnh Long An xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù cho hưởng
án treo, trong khi Đinh Nguyên Kha được giảm án xuống 4 năm tù giam, theo một
luật sư có mặt tại phiên tòa.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trả lời phỏng vấn BBC qua điện thoại
ngay lúc ra khỏi trại tạm giam ngày 16/8, sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói:
"Tôi rất hạnh phúc khi được về với gia đình".
Cả hai người bị xử tù 6 năm và 8 năm tù
giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự tại
phiên sơ thẩm ngày 16/5/2013.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, đại diện
cho một vụ dân sự liên đới tại phiên tòa hôm 16/8, cho BBC hay Phương Uyên còn
phải chịu 52 tháng thử thách và Đinh Nguyên Kha thêm 3 năm quản chế tại địa
phương.
Giải thích về quyết định muốn tự bào
chữa, Uyên nói "tôi muốn nói nhiều hơn nhưng tại tòa thì những vụ án như
tôi, quyền hạn của luật sư rất hạn chế, thậm chí là không có, nên tôi quyết
định tự bào chữa cho mình."
Trả lời trước câu hỏi của BBC về những
thay đổi trong một năm qua, sinh viên này cho biết:
'Tôi tiếc cho những thanh niên đang sợ'
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói tự hào
vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của các bạn trẻ
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần
mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
"Người ta bảo đi một ngày đàng học
một sàng khôn"
"Tôi thấy trong lòng mình nhen
nhóm lên một nhiệt huyết, chưa thể dừng ở đây được. Cần phải cháy nhiều hơn
nữa."
"Nhưng như người ta bảo, hữu dũng
vô mưu ... Tôi sẽ điềm tĩnh hơn."
"Tôi nghĩ hành động của mình nhỏ
bé thôi ... Nhưng tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy
lòng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm nữa."
"Tôi rất tiếc khi nhìn thấy những
thanh niên là bạn ngồi cùng lớp với tôi, là các anh chị đã tốt nghiệp, nhưng vì
sợ, họ lại trú mình."
Chưa từng có tiền lệ
Mức giảm án như trên là chưa từng thấy,
nhất là trong các vụ án có yếu tố chính trị, đặc biệt khi kết thúc phiên xử
sáng, Viện Kiểm sát còn đề nghị giữ nguyên án của Phương Uyên (6 năm tù giam)
và chỉ giảm án cho Nguyên Kha từ 8 năm xuống còn 5-6 năm.
Trước đó, cả hai sinh viên này đã từ
chối luật sư. Phương Uyên đã tự bào chữa và không nhận tội.
Đinh Nguyên Kha đã xin giảm án.
Luật sư Lương cho hay rằng "không
khí trong và ngoài phòng xử khi tòa tuyên án rất xúc động".
Cha của Nguyễn Phương Uyên, ông Nguyễn
Duy Linh, nói với BBC: "Tôi vỡ òa lên vì sung sướng".
Ông Linh cũng nói Uyên đã được chuyển
về lại trại giam để làm giấy tờ ra trại, và gia đình đang trên đường tới đó để
đón em.
Rải truyền đơn
"Điều này cho thấy việc liên tục gây sức
ép với Việt Nam về nhân quyền có thể mang lại những kết quả tích cực."
Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực
châu Á của Human Rights Watch
Nhận xét về diễn biến bất ngờ trong
phiên tòa tại Long An, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết:
"Kết quả này quả là vượt trên cả
sự mong đợi, nhưng điều này cũng không hề thay đổi sự thật rằng cả hai thanh
niên lẽ ra không phải chịu cảnh giam giữ ngay từ đầu. Trong lúc gia đình Uyên
cảm thấy hạnh phúc vì cô được thả, bản thân cô vẫn phải trải qua ba năm tù treo
và chỉ một bước đi thiếu tính toán có thể khiến cô bị giam cầm trở lại."
"Đối với Đinh Nguyên Kha, nhà cầm
quyền phải trả tự do cho thanh niên này ngay lập tức và vô điều kiện."
Ông cũng nhận xét về mặt trái của quyết
định này:
"Việc tòa án xét xử như vậy cũng
chỉ ra một thực tế: Tòa án và các cơ quan 'công lý' của Việt Nam hoàn toàn làm
việc một cách mờ ám và bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ và đảng cầm
quyền."
Tuy nhiên, vị đại diện HRW cũng nói đây
là một tín hiệu "tích cực" và cũng là bài học kinh nghiệm cho cộng
đồng quốc tế.
"Rất có thể áp lực của cộng đồng
quốc tế đã giúp dẫn đến kết quả này, và điều này cho thấy việc liên tục gây sức
ép với Việt Nam về nhân quyền có thể mang lại những kết quả tích cực. Cộng đồng
quốc tế nên rút kinh nghiệm từ việc này và gia tăng nỗ lực trong việc thúc giục
Việt Nam tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của người dân nước mình."
Hôm 14/10/2012, Nguyễn Phương Uyên, lúc
đó 20 tuổi và là sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh, bị công
an vào phòng trọ ở TP HCM mang đi điều tra về cáo buộc rải truyền đơn.
Một số trang mạng lưu truyền thông tin
Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có
hoạt động chống chế độ.
Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên
bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’
ở gần Sài Gòn.
Nguyễn Phương Uyên được nói đã nhận
phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’.
Phương Uyên bị khởi tố hôm 3/11/2012
trong vụ án cũng có liên quan tới ông Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, về tội
rải truyền đơn chống nhà nước.
Cơ quan công an nói một người khác được
cho là đầu mối của vụ việc, Nguyễn Thiện Thành, đã trốn sang Thái Lan.
Truyền thông trong nước hồi tháng
11/2012 nói các tang vật mà cơ quan điều tra thu được gồm hơn 700 tờ truyền
đơn, cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam Việt Nam trước đây cùng hơn hai kg
hoá chất tạo thuốc nổ cùng một số tang vật khác.
Lá
Thư Úc Châu
Chúc
Thân hữu Thân Tâm An Lạc
Phiên
phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên – Đinh Nguyên Kha vừa kết thúc chiều nay,
16-8-13 tại TAND Tỉnh Long An.
Trong buổi xử sáng nay, Kha xin giảm án nhưng vẫn không nhận tội.
Phương Uyên thì tự bào chữa và tuyên bố mình vô tội.
Viện kiểm sát đã đề nghị mức án tù đối với Nguyên Kha là 5-6 năm ( so với án 8 năm ở phiên sơ thẩm). Riêng đối với Phương Uyên thì đề nghị y án – 6 năm tù giam.
Kết quả phiên toà: Nguyên Kha 4 năm tù giam, Phương Uyên 3 năm tù treo.
Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa.
Trả lời câu hỏi
của BBC về những thay đổi trong một năm qua, sinh viên Nguyễn Phương Uyên cho
biết: "Người ta bảo đi một ngày đàng học một sàng khôn."
"Tôi thấy
trong lòng mình nhen nhóm lên một nhiệt huyết, chưa thể dừng ở đây được. Cần phải
cháy nhiều hơn nữa."
"Nhưng như
người ta bảo, hữu dũng vô mưu ... Tôi sẽ điềm tĩnh hơn."
"Tôi nghĩ
hành động của mình nhỏ bé thôi ... Nhưng tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến
cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm
nữa. Tôi rất tiếc khi nhìn thấy những thanh niên là bạn ngồi cùng lớp với tôi,
là các anh chị đã tốt nghiệp, nhưng vì sợ, họ lại trú mình."
Ông Phil
Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW:
"Kết quả này quả là vượt trên cả sự mong đợi, nhưng điều này cũng không hề
thay đổi sự thật rằng cả hai thanh niên lẽ ra không phải chịu cảnh giam giữ
ngay từ đầu. Đối với Đinh Nguyên Kha, nhà cầm quyền phải trả tự do cho thanh
niên này ngay lập tức và vô điều kiện."
Trang Thơ Nhạc cuối
Tuần: 17-8-13
Nhạc: Màu Hoa Bí
Nhạc: Võ Đông Điền
Tiếng hát:
Như Quỳnh
Tình thân,
Kính.
NNS
(1)
Tưởng Năng TiếnNgười
mình
“Mỗi
công dân Việt Nam, nếu cố gắng vượt qua sự sợ hãi và vô cảm thì chắc chắn sẽ
chấn hưng được dân khí. Dân khí mạnh buộc kẻ ác phải chùn tay và phải cư xử
đúng mực.” (Võ Thị Hảo).
Chinh nhân, lữ
khách, người viễn xứ, kẻ tha hương, và những buổi sáng biệt ly “tiếng còi tàu
như xé đôi lòng,” với những buổi chiều “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà,”
cùng vô số những con thuyền không bến (đỗ) đều là những hình ảnh rất thường
thấy trong thơ nhạc Việt Nam
Óc tưởng tượng
của người mình quả là phong phú, sự phong phú quá cỡ này hoàn toàn tương phản
với nếp sống tẻ nhạt (và ru rú như gián ngày) của phần lớn chúng ta. Phải đợi
đến 1891 người Pháp mới tìm giùm ra Đà Lạt, và qua năm 2009 người Anh mới khám
phá ra Hang Sơn Đoòng thuộc quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng
Bình.
Tuy chả dám đi
đến đâu nhưng khi đã lỡ phải bước ra khỏi nhà là người mình lại hay than thở,
cứ như là sắp chết đến nơi vậy:
- Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha
phương!
- Xa cố hương muôn trùng… chiều đông sương xuống lòng giá băng!
“Cố hương” ở tận mãi chân trời hay góc biển nào mà xa tới “muôn trùng,” nghe dữ dằn quá vậy?
- Xa cố hương muôn trùng… chiều đông sương xuống lòng giá băng!
“Cố hương” ở tận mãi chân trời hay góc biển nào mà xa tới “muôn trùng,” nghe dữ dằn quá vậy?
Trong cuốn Một
mảnh tình riêng, do nhà Văn Nghệ (VN) xuất bản năm 2000, Sơn Nam tâm sự:“Mẹ tôi
đi làm dâu nơi xa nhà hàng năm mươi cây số đường giao thông hồi đầu thế kỷ khó
khăn, vượt rừng qua hai con sông đầy sóng gió… Lâu năm lắm mẹ tôi với về quê
thăm xứ một lần, tình trạng này tôi thử hư cấu, qua truyện ngắn ‘Gả thiếp về
rừng’…
Khoảng cách “năm mươi cây số” này đủ làm cho
không ít cô dâu kêu gào thảm thiết:
Má ơi đừng gả con xa.
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu?
Đàn bà, con gái đa cảm – đã đành. Đàn ông Việt Nam cũng vậy. Nhà văn Bình Nguyên Lộc chớ ai:
Lạnh thấm lòng, mưa mai lác đác,
Quán bên hè, uống tách cà-phê.
Nhìn ghe bỗng chạnh tình quê,
Rưng rưng nước mắt: tư bề người dưng.
Má ơi đừng gả con xa.
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu?
Đàn bà, con gái đa cảm – đã đành. Đàn ông Việt Nam cũng vậy. Nhà văn Bình Nguyên Lộc chớ ai:
Lạnh thấm lòng, mưa mai lác đác,
Quán bên hè, uống tách cà-phê.
Nhìn ghe bỗng chạnh tình quê,
Rưng rưng nước mắt: tư bề người dưng.
Mà quê ông Bình
Nguyên Lộc ở tận đâu lận? Chốn “muôn trùng” nào vậy cà? Thưa Tân Uyên, Bình
Dương chớ đâu, cách cái quán cà phê mà ổng đang ngồi (bỗng chạnh tình quê) ở
Sài Gòn cỡ chừng… ba mươi cây số!
Năm 1986 tôi có
gặp lại tác giả Đò dọc (đôi lần) nơi một thành phố nhỏ, phía cực Bắc của tiểu
bang California . Lần nào chúng tôi cũng ra ngồi ở cái quán tầu của người Hồ
Nam, có tên là Hunan Restaurant chỉ vì “họ có bán cơm” – theo như nhà văn giới
thiệu.
Trông ông buồn
hiu và hơi lạc lõng khiến tôi thốt nhớ đến cái câu thơ cũ nhưng chỉ dám đọc
thầm:
Rưng rưng nước
mắt: tư bề người dưng.
Ông qua đời vào
năm sau, năm 1987. Ông sống hết nổi (chắc) tại quá buồn!
Người di tản nào
cũng buồn nhưng không mấy ai buồn tới chết (luôn) như vậy. Phần lớn, với thời
gian rồi ai cũng nguôi ngoai, quên hết những chuyện phũ phàng nơi chốn cũ để
lật đật hội nhập vào đời sống mới – theo ghi nhận của Người Buôn Gió:
“Hóa ra mấy triệu
người Việt ở hải ngoại, không phải tất cả là những người quan tâm đến đất nước
như ta gọi tế nhị là ‘lề trái’. Cũng như ở Việt Nam, nhiều người trong số
họ sống hưởng thụ, ăn chơi, kiếm tiền gửi về cho người thân, thỉnh thoảng tham
gia vài chương trình do sứ quán kêu gọi để lấy quan hệ thân thiện…
Y hệt trong nước,
những người có tiền được khuyến khích từ đại sứ là thôi giờ đất nước đã ổn định
rồi, có lòng với quê hương thì đóng góp từ thiện, quan tâm ba cái chuyện chính
trị làm gì. Đại khái là đừng tham gia những chuyện mà chính quyền Việt Nam
không ưa, cứ kiếm tiền rồi về Việt Nam tiêu, gửi về cho người thân, đóng góp từ
thiện là cách hay nhất, an toàn nhất.
Số người Việt ở
Châu Âu đa phần theo xu hướng sống này, nó cũng là bản chất chung của người
Việt mấy chục năm gần đây ở trong nước… Dân Vệ chỉ thế thôi, đi đâu cũng vẫn
thế.”
Ở Mỹ cũng thế
sao?
Thì cũng gần như
thế thôi, chứ biết làm thế nào hơn được. Xin xem qua bản tin (“Việt – Phi biểu
tình chống Trung Quốc & CSVN”) của ký giả Thanh Hà, trên tuần báo Việt
Tribune, số phát hành hôm 26 tháng 7 năm 2013:
“Nhờ vào sự phối
hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các cộng đồng người Việt với nhau, và nhất là
với cộng đồng người Phi Luật Tân, một cuộc biểu tình có tính cách lịch sử đã
diễn ra rầm rộ tại trước hai sứ quán Trung Cộng và Việt Nam vào trưa ngày thứ
Tư, 24 tháng 7, 2013 vừa qua…
Riêng tại
California, rất nhiều hội đoàn, tổ chức cộng đồng xã hội nhiều thành phần từ
khắp nơi đã đáp lại lời kêu gọi của ông Nguyễn Phú, Chủ tịch Hội HO San
Franciso tổ chức phối hợp với cộng đồng người Phi. Tuy cuộc biểu tình do cộng
đồng người Phi đứng ra kêu gọi, nhưng sự hưởng ứng tích cực và đông đảo đồng
bào người Việt tham dự đã đem lại niềm phấn khởi và ý nghĩa đặc biệt cho cuộc
biểu tình nầy.
Vùng Bắc Cali có các phái đoàn đồng bào quân dân đến từ Sacramento, San Rafael, Fresno, v.v… San Jose có phái đoàn hùng hậu trên 50 người do ông Trương Thành Minh, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia, hướng dẫn, gồm nhiều đồng bào, hội đoàn quân dân, và cả người hùng Lý Tống. Lại thêm có phái đoàn cũng khá đông đảo cùng đi với các ông Nguyễn Ngọc Tiên và Phan Quang Nghiệp tham dự với cờ xí biểu ngữ đủ loại.
Vùng Bắc Cali có các phái đoàn đồng bào quân dân đến từ Sacramento, San Rafael, Fresno, v.v… San Jose có phái đoàn hùng hậu trên 50 người do ông Trương Thành Minh, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia, hướng dẫn, gồm nhiều đồng bào, hội đoàn quân dân, và cả người hùng Lý Tống. Lại thêm có phái đoàn cũng khá đông đảo cùng đi với các ông Nguyễn Ngọc Tiên và Phan Quang Nghiệp tham dự với cờ xí biểu ngữ đủ loại.
Đặc biệt phải nói
đến hai phái đoàn từ Nam Cali: Một từ Quận Cam gồm ông Phan Kỳ Nhơn cùng liên
ủy ban chống CS và tay sai, và cô Phương Nam với 5 hội đoàn trẻ, lái xe từ 4
giờ sáng. Và phái đoàn từ San Diego do ông Bùi Sơn đã khởi hành từ 2 giờ sáng
để lên SFO cho kịp giờ biểu tình vào buổi trưa. Sự đông đảo bất ngờ nói lên
tinh thần đoàn kết cao độ của cộng đồng người Việt khắp nơi, cùng sung công góp
sức đấu tranh cho một mục tiêu chung nhằm yểm trợ cho các tiếng nói đấu tranh
trong nước để đem lại tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.”
Theo blogger Bùi
Văn Phú (người mà tôi đã có dịp bắt tay trong cuộc biểu tình “có tính cách lịch
sử” và “rầm rộ”này) thì khoảng 500 người Việt và Philippines trưa ngày
24-7-2013 đã tụ họp… trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để phản
đối chính quyền Bắc Kinh lấn chiếm vùng biển Đông nam Á.”
Con số (hơi) hào
phóng vừa nêu, xem ra, không chỉ khiêm tốn mà còn có vẻ tương phản với số lượng
hàng trăm “hội đoàn quân dân” ở tiểu bang California – nơi mà người Việt tị nạn
cộng sản quần tụ đông đúc nhất trên thế giới.
Nói cách khác, và
nói nào ngay “tinh thần đoàn kết cao độ của cộng đồng người Việt khắp nơi, cùng
sung công góp sức đấu tranh cho một mục tiêu chung nhằm yểm trợ cho các tiếng
nói đấu tranh trong nước để đem lại tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam” –
ngó bộ – cũng không cao gì mấy. Chắc cũng không hơn bên Đông Âu nhiều lắm đâu
(vẫn) theo như nhận xét của Người Buôn Gió:
“Tóm lại thì
chuyện đấu tranh, dân chủ thì bên ngoài hải ngoại, chẳng phải ai cũng quan tâm
đến. Phần lớn cũng muốn an phận, giữ hòa khí với chính quyền, thậm chí nhiều
người dù ở bên ngoài vẫn còn sợ chính quyền Việt Nam …”
Về nỗi sợ hãi
này, cách đây khá lâu, bà Lê Thị Công Nhân đã có lần phải năn nỉ: “Tôi e rằng
chúng ta đã sợ quá mức cần thiết.” Tuần rồi, tôi lại nghe môt vị anh thư khác,
nhà văn Võ Thị Hảo van nài:
“Mỗi công dân
Việt Nam, nếu cố gắng vượt qua sự sợ hãi và vô cảm thì chắc chắn sẽ chấn hưng
được dân khí. Dân khí mạnh buộc kẻ ác phải chùn tay và phải cư xử đúng mực.”
Kẻ ác, bọn giặc ngoại lẫn nội xâm – rõ ràng – có đủ lý do để không “chùn tay” cũng như không “cư xử đúng mực” với… người mình!
Kẻ ác, bọn giặc ngoại lẫn nội xâm – rõ ràng – có đủ lý do để không “chùn tay” cũng như không “cư xử đúng mực” với… người mình!
(Source:
Pro&Contra, tháng 8, 2013).
(2) Bs Hồ Hải300 Năm Xây Và 30
Năm Phá
Về mặt khoa học tự
nhiên, đem con số 30 so với 300 là một điều quá khập khiểng. Nhưng với khoa học
xã hội, đem 30 so với 300 thì không có ý nghĩa khác nhau giữa phá và xây.
Tính từ ngày ông Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam mỡ cõi và thời điểm ông Nguyễn Văn Thọai cất công tạo ra kênh rạch miền Nam để canh nông và giao thương miền đất mới, thế mà đã hơn 300 năm có lẻ. Thế mà vì tiền người ta đi lấp kênh rạch để làm khu đô thị mới. Miền đất mới, những ngày đầu là rừng thiêng nước độc, không thiếu ác thú. Vùng đất mà con người phải sống với nhau bằng sự đùm bọc, chở che để mong tồn tại với những tử thần luôn rình rập xung quanh.
Vùng đất mà ở đó, những con người ra đi vì không cam chịu sự hà khắc của chế độ Phong kiến của mãnh đất ngàn năm văn vật. Những con người bị đày đọa từ quan đến quân đến dân. Những con người không thuộc về giai cấp thống trị, thượng lưu, văn hay chữ tốt. Quan thì bị đỳ, dân thì bị tù đày biệt xứ. Thế mà họ đã luôn canh cánh trong lòng tâm trạng của kẻ tha hương như những câu thơ của tướng Hùynh Văn Nghệ:
“Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long…”
Ấy thế mà họ đã tạo dựng nên một nền văn hóa mới: trung thực, vị tha, bao dung và năng động. Dù họ phần đông là những con người được xem là ít học, một lũ phàm phu tục tử, ăn đằng sóng, nói đằng gío. Nhưng họ, những con người bị đày đi biệt xứ ấy đã tạo nên một quần thể văn hóa hiền hòa như mãnh đất phì nhiêu mà thiên nhiên ban phát. Họ trung thực như cơn mưa rào Nam bộ và bao dung, vị tha như phù sa con sông Cửu Long tưới mát ruộng đồng. Sông của Vua, sông biểu tượng của Rồng.
Thế nhưng, chỉ mới 30 năm, cũng từ ngày chúng ta, những con người đi làm cách mạng, thống nhất giang sơn. Thì những con kênh ngày nào bị san lấp, không có hệ thống thóat nước và bất lực với thủy triều. Sài gòn, hòn ngọc viễn đông ngày nào trỡ thành nơi ô nhiễm vào hàng đầu của thế giới. Khi người ta bảo vệ cái sai của mình thì thủy triều bình thường người ta gọi là “triều cường”. Lại chơi chữ!!!
Không lẽ, hơn 300 năm qua, mặt trăng không quay quanh trái đất và quanh mặt trời và không có thủy triều do sức hút của lực vạn vật hấp dẫn tạo ra, mà bây giờ Thái Dương hệ mới có chuyện thủy triều? Và vì tiền người ta lấp kênh rạch để bán đất, nên hệ thống thoát nước của Sài Gòn trở nên thảm hại như hôm nay.
Người ta bảo với tôi rằng sẽ đắp bờ bao quanh Sài Gòn để chống thủy triều, nhưng họ không thấy rằng mỗi lần thủy triều lên nước từ con sông Sài Gòn len lỏi vào các hệ thống cống thóat nước để chui đến các con đường, góc phố tòan thành phố. Nước và chất thải sinh họat có thể ra sông từ cống, thì nước cũng từ sông sẽ về lại thành phố qua cống. Đó là nguyên tắc bình thông nhau mà chú thợ nề hay cháu phổ thông cấp II đều biết.
Lẽ ra người ta phải khai thông kênh rạch thì người ta đắp bờ bao và lấp vùng trũng lâu nay là hồ chứa nước thiên nhiên để bán đất làm giàu. Thế thì bờ bao có mục đích gì? Nếu không nói là giúp cho môi trường dễ ô nhiễm hơn sau những lần thủy triều lên? Đã thế, người ta lấy lý do ô nhiễm môi trường nước để làm dự án cải thiện môi trường nước và mới có vụ lùm xùm của PCI Nhật và ông Hùynh Ngọc Sỹ để xã hội nhìn thấy mức độ nghiêm trọng của văn hóa Việt suy đồi.
Cũng thế, môi trường thì ô nhiễm do sự tắc trách của con người. Văn hóa nền của vùng đất mới ngày nào cũng bị xói mòn, ô nhiễm theo.
Một thời tôi đã đọc “Gone with the wind” của Margaret Mitchell, cứ nhìn lại nước mình sau nội chiến cận đại sẽ giống nước Mỹ sau nội chiến. Cứ nghĩ rằng ý thức hệ thực dụng sẽ giúp dân Việt sau 1975 sẽ thay đổi tích cực hơn như cô Scarlet tiểu thư lên xe, xuống ngựa và lịch sự ngày nào sẽ năng động, thực dụng và mạnh mẽ hơn để xây dựng lại trang trại O’ Hara ngày nay to đẹp hơn, đàng hòang hơn.
Nhưng, bây giờ tôi đã rõ: Người Việt không năng động hơn mà ranh ma hơn. Người Việt không thực dụng hơn mà dối trá hơn. Và người Việt mất nhân bản hơn là tôi tưởng. Để che đậy điều đó, họ đã bằng mọi giá dùng quyền lực cấm cản mọi thông tin với cộng đồng.
Tính từ ngày ông Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam mỡ cõi và thời điểm ông Nguyễn Văn Thọai cất công tạo ra kênh rạch miền Nam để canh nông và giao thương miền đất mới, thế mà đã hơn 300 năm có lẻ. Thế mà vì tiền người ta đi lấp kênh rạch để làm khu đô thị mới. Miền đất mới, những ngày đầu là rừng thiêng nước độc, không thiếu ác thú. Vùng đất mà con người phải sống với nhau bằng sự đùm bọc, chở che để mong tồn tại với những tử thần luôn rình rập xung quanh.
Vùng đất mà ở đó, những con người ra đi vì không cam chịu sự hà khắc của chế độ Phong kiến của mãnh đất ngàn năm văn vật. Những con người bị đày đọa từ quan đến quân đến dân. Những con người không thuộc về giai cấp thống trị, thượng lưu, văn hay chữ tốt. Quan thì bị đỳ, dân thì bị tù đày biệt xứ. Thế mà họ đã luôn canh cánh trong lòng tâm trạng của kẻ tha hương như những câu thơ của tướng Hùynh Văn Nghệ:
“Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long…”
Ấy thế mà họ đã tạo dựng nên một nền văn hóa mới: trung thực, vị tha, bao dung và năng động. Dù họ phần đông là những con người được xem là ít học, một lũ phàm phu tục tử, ăn đằng sóng, nói đằng gío. Nhưng họ, những con người bị đày đi biệt xứ ấy đã tạo nên một quần thể văn hóa hiền hòa như mãnh đất phì nhiêu mà thiên nhiên ban phát. Họ trung thực như cơn mưa rào Nam bộ và bao dung, vị tha như phù sa con sông Cửu Long tưới mát ruộng đồng. Sông của Vua, sông biểu tượng của Rồng.
Thế nhưng, chỉ mới 30 năm, cũng từ ngày chúng ta, những con người đi làm cách mạng, thống nhất giang sơn. Thì những con kênh ngày nào bị san lấp, không có hệ thống thóat nước và bất lực với thủy triều. Sài gòn, hòn ngọc viễn đông ngày nào trỡ thành nơi ô nhiễm vào hàng đầu của thế giới. Khi người ta bảo vệ cái sai của mình thì thủy triều bình thường người ta gọi là “triều cường”. Lại chơi chữ!!!
Không lẽ, hơn 300 năm qua, mặt trăng không quay quanh trái đất và quanh mặt trời và không có thủy triều do sức hút của lực vạn vật hấp dẫn tạo ra, mà bây giờ Thái Dương hệ mới có chuyện thủy triều? Và vì tiền người ta lấp kênh rạch để bán đất, nên hệ thống thoát nước của Sài Gòn trở nên thảm hại như hôm nay.
Người ta bảo với tôi rằng sẽ đắp bờ bao quanh Sài Gòn để chống thủy triều, nhưng họ không thấy rằng mỗi lần thủy triều lên nước từ con sông Sài Gòn len lỏi vào các hệ thống cống thóat nước để chui đến các con đường, góc phố tòan thành phố. Nước và chất thải sinh họat có thể ra sông từ cống, thì nước cũng từ sông sẽ về lại thành phố qua cống. Đó là nguyên tắc bình thông nhau mà chú thợ nề hay cháu phổ thông cấp II đều biết.
Lẽ ra người ta phải khai thông kênh rạch thì người ta đắp bờ bao và lấp vùng trũng lâu nay là hồ chứa nước thiên nhiên để bán đất làm giàu. Thế thì bờ bao có mục đích gì? Nếu không nói là giúp cho môi trường dễ ô nhiễm hơn sau những lần thủy triều lên? Đã thế, người ta lấy lý do ô nhiễm môi trường nước để làm dự án cải thiện môi trường nước và mới có vụ lùm xùm của PCI Nhật và ông Hùynh Ngọc Sỹ để xã hội nhìn thấy mức độ nghiêm trọng của văn hóa Việt suy đồi.
Cũng thế, môi trường thì ô nhiễm do sự tắc trách của con người. Văn hóa nền của vùng đất mới ngày nào cũng bị xói mòn, ô nhiễm theo.
Một thời tôi đã đọc “Gone with the wind” của Margaret Mitchell, cứ nhìn lại nước mình sau nội chiến cận đại sẽ giống nước Mỹ sau nội chiến. Cứ nghĩ rằng ý thức hệ thực dụng sẽ giúp dân Việt sau 1975 sẽ thay đổi tích cực hơn như cô Scarlet tiểu thư lên xe, xuống ngựa và lịch sự ngày nào sẽ năng động, thực dụng và mạnh mẽ hơn để xây dựng lại trang trại O’ Hara ngày nay to đẹp hơn, đàng hòang hơn.
Nhưng, bây giờ tôi đã rõ: Người Việt không năng động hơn mà ranh ma hơn. Người Việt không thực dụng hơn mà dối trá hơn. Và người Việt mất nhân bản hơn là tôi tưởng. Để che đậy điều đó, họ đã bằng mọi giá dùng quyền lực cấm cản mọi thông tin với cộng đồng.
(Source: Bs HoHai Blog,
13-8-13)
(3)
Chinas Kommunisten verbreiten
UntergangsängsteCộng
sản Trung Quốc lo sợ sụp
đổ(Nguyễn
Hội dịch)
Cộng sản Trung Quốc phổ biến nỗi lo sợ diệt vong
Sự sụp đổ tương tự như đã xảy ra ở Liên Xô trước đây đang đe dọa Trung quốc? Điều này những ai thường xuyên theo dõi hệ thống tuyên truyền của Trung quốc trong những ngày vừa qua đều có thể nhận định được. Theo chỉ thị của cấp tối cao, hệ thống truyền thông nhà nước Trung quốc đã „bắn“ những trái pháo hạng nặng nhắm tới các nhà phê bình chế độ. Họ cùng một luận điệu „kết tội“ trí thức Trung quốc đã dùng các phương tiện truyền thông xã hội „lan truyền tin đồn và tin xấu để tạo ấn tượng về sự sụp đổ sắp xảy ra“. Các nhà phê bình muốn vận động dân chúng đứng lên làm một cuộc bạo động. Báo chí nhà nước đe doạ rằng: “Nếu tình trạng bất ổn xảy ra ở Trung Quốc, thì nó sẽ tồi tệ hơn ở Liên Xô rất nhiều.”
“Gieo hoang mang và phao tin thất thiệt“, đó là lời “kết tội“ (các nhà phê bình chế độ) của một cựu quan chức cao cấp tên là Bảo Tông. Ông Bảo Tông đã từng là cựu bí thư trung ương đảng vào năm 1989, trong năm đó đã xảy ra một cuộc đàn áp đẫm máu phong trào ủng hộ dân chủ. Cựu đảng trưởng Triệu Tử Dương là người ủng hộ cải cách đã xác định các nguyên nhân tạo ra căng thẳng ở Trung Quốc là: „ô nhiễm môi trường mang tính chất chính sách, tham nhũng tràn lan, bất công xã hột một cách có hệ thống“ đồng thời khoảng cách giữa người giàu và người nghèo mỗi ngày mỗi gia tăng cao.
Một điều chắc
chắn rằng, sự kết thúc Liên bang Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1991
làm người Cộng sản Trung Quốc nhức đầu cho tới ngày hôm nay.
Tân Chủ tịch nhà
nước Tập Cận Bình cảnh cáo đảng của ông là phải “rút tỉa bài học sâu sắc“ từ sự
sụp đổ của Liên bang Xô viết: “một lý do quan trọng là niềm tin và lý tưởng của
họ bị lung lay“. Các nhà quan sát cho rằng đó là một dấu hiệu của sự hoảng hốt
– và là một nỗ lực để bịt miệng các nhà phê bình chế độ. Bởi vì sự bất mãn ngày
càng gia tăng do tình hình kinh tế (không sáng sủa). “Tôi chắc rằng bất ổn xã
hội gia tăng cao hơn trong vài năm tới đây”, Nicholas Bequelin thuộc Human
Rights Watch cho biết như trên. Cũng như các chuyên gia khác, nhà nghiên cứu về
Trung Quốc đoán chắc tình hình nhân quyền trong tương lai (tại Trung quốc) sẽ
tồi tệ hơn.
Source:
Handelblatt, New am Abend, 9 Aug 2013
.(Ghi chú:
Handelsblatt là tờ báo ngày Đức dành cho giới thương gia. Tại Đức Handelsblatt
phổ biến rộng rãi hơn tờ Financial Times. Trước đây Financial Times có phát
hành tiếng Đức, nhưng phải đóng cửa từ hơn 1 năm nay)
(4)
FrontlineTrung Cộng và Đảng sẽ Sụp đổ vào Năm 2016.
Đảng
Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ qua ba giai đoạn, trong ba
năm tới, và triều đại của nó sẽ chấm dứt vào năm 2016, theo Hồng Kông
Frontline, một tạp chí chuyên mục về chính trị Trung Quốc.
Theo tạp chí
Frontline, sụp đổ đầu tiên sẽ là nền kinh tế của Trung Quốc, vào năm 2014, và
tiếp theo trong năm 2015, “cơ cấu chính trị” của Đảng sẽ bị phá hủy, và trong
năm 2016, toàn xã hội sẽ sụp đổ, bài báo nói, trích dẫn các tiền lệ lịch sử.
Với một kích hoạt đủ lớn, sự sụp đổ có thể đến sớm hơn, theo Frontline.
Các nhà kinh tế
đang nhìn thấy một sự đảo ngược trong dòng chuyển lưu vốn toàn cầu—tiền đang
chuyển ra khỏi Trung Quốc, có thể gây ra biến động tài chính, Frontline nói.
Trong tất cả các
mối đe dọa, ba tai họa nguy hiểm nhất là những bất động sản bong bóng, ngân
hàng ngầm, và những món nợ chính quyền địa phương, do ở sự phổ biến và quy mô
rộng lớn của nó sẽ như thế nào, tiến sĩ Frank Tian Xie, một giáo sư đại học
kinh doanh tại University of South Carolina Aiken.
Trung Quốc sẽ
chứng kiến sự tăng trưởng đầu tư tiêu cực trong năm tới và tiêm thêm tiền vào
hệ thống sẽ không cải thiện tình hình nhưng vẫn rất cần thiết cho việc duy trì
chuỗi nợ địa phương, theo báo cáo.
Theo bài báo,
cuộc khủng hoảng kinh tế Trung Quốc bắt nguồn từ các vấn đề chính trị sẽ thể
hiện rõ ràng trong một sự sụp đổ vào năm 2015. Nhiều nhóm quyền lợi phức tạp ở
Trung Quốc không quan tâm đến số phận của Đảng hoặc đất nước, và chỉ tập trung
vào việc tích lũy của cải, Frontline nói.
Theo báo cáo của
Hồng Kông, các nhóm quyền lợi đang sẵn sàng chứng kiến sự kết thúc của Đảng
Cộng sản Trung Quốc hơn là chạy theo những cải cách được đề xuất bởi Tập Cận
Bình và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác hiện nay, bởi vì họ đã chuẩn bị chiến
lược rút lui của mình.
Như một phương
sách cuối cùng để tự cứu mình, Đảng có thể sử dụng một công ty đa quốc gia để
rót tiền trở lại Trung Quốc và duy trì đồng nhân dân tệ (yuan) của Trung Quốc
trong khi chấm dứt sử dụng ngoại tệ tiền tiết kiệm nước ngoài và trái phiếu của
Mỹ, theo Tạp chí Frontline suy đoán trong một số báo ra tháng Sáu.
Đề tài về một sự
sụp đổ của Đảng đã được phổ biến trong năm qua, với một cuốn tiểu thuyết về
ngày tận thế lấy Trung Quốc làm trọng điểm, xuất bản vào tháng Giêng, tựa đề
“2014: Cuộc Sụp đổ Lớn” trở thành một trong những sách bán chạy nhất trong một
cửa hàng Hồng Kông bán sách bị cấm.
(5) Thơ (Xã hội & Thời sự):(i)Thái Bá Tân
Là nhân dân bất tài, hay
cơ chế, lãnh đạo, có cái gì đang sai?Ta - giáo sư, tiến sĩ
Cả hàng chục nghìn người,
Thế mà lạ, không có
Nhiều công trình để đời.
Diễn viên và đạo diễn
Toàn “nghệ sĩ nhân dân”,
Thế mà phim nhạt thếch,
Chẳng ai xem, chẳng cần.
Nhà văn toàn cỡ lớn,
Hết giải nọ, giải này,
Mà tác phẩm của họ
Đọc không hề thấy hay.
Xã, làng toàn “Văn hóa”.
Huyện hầu hết “Anh hùng”.
Các biển khoe sặc sỡ.
Nhìn đã thấy khùng khùng.
Công chức toàn “tiên tiến”,
Cả “chiến sĩ thi đua”.
Mà làm như mèo mửa.
Nôm na, một trò đùa.
Ta, thế mạnh du lịch,
Cả thiên nhiên, con người.
Tây đến thăm một lượt
Rồi lặng lẽ “bốc hơi”.
Nói chung, ta thế đấy.
Quả không dám nói ngoa.
Tôi cũng đau xót lắm.
Tôi, một phần của “ta”.
Còn chúng - các nước khác,
Vâng, chúng thì thế nào?
Bình thường, không khẩu hiệu,
Không khoe mẽ, ồn ào.
Không “lãnh đạo sáng suốt”,
Không phát động thi đua.
Thế mà đâu ra đấy,
Làm thật chứ không đùa.
Xin cược mười ăn một:
Ai từng đi nước người,
Sẽ công tâm đánh giá
Rằng tôi không quá lời.
Vậy nguyên nhân rốt cuộc
Là dân ta bất tài
Hay cơ chế, lãnh đạo
Có cái gì đang sai?
Cả hàng chục nghìn người,
Thế mà lạ, không có
Nhiều công trình để đời.
Diễn viên và đạo diễn
Toàn “nghệ sĩ nhân dân”,
Thế mà phim nhạt thếch,
Chẳng ai xem, chẳng cần.
Nhà văn toàn cỡ lớn,
Hết giải nọ, giải này,
Mà tác phẩm của họ
Đọc không hề thấy hay.
Xã, làng toàn “Văn hóa”.
Huyện hầu hết “Anh hùng”.
Các biển khoe sặc sỡ.
Nhìn đã thấy khùng khùng.
Công chức toàn “tiên tiến”,
Cả “chiến sĩ thi đua”.
Mà làm như mèo mửa.
Nôm na, một trò đùa.
Ta, thế mạnh du lịch,
Cả thiên nhiên, con người.
Tây đến thăm một lượt
Rồi lặng lẽ “bốc hơi”.
Nói chung, ta thế đấy.
Quả không dám nói ngoa.
Tôi cũng đau xót lắm.
Tôi, một phần của “ta”.
Còn chúng - các nước khác,
Vâng, chúng thì thế nào?
Bình thường, không khẩu hiệu,
Không khoe mẽ, ồn ào.
Không “lãnh đạo sáng suốt”,
Không phát động thi đua.
Thế mà đâu ra đấy,
Làm thật chứ không đùa.
Xin cược mười ăn một:
Ai từng đi nước người,
Sẽ công tâm đánh giá
Rằng tôi không quá lời.
Vậy nguyên nhân rốt cuộc
Là dân ta bất tài
Hay cơ chế, lãnh đạo
Có cái gì đang sai?
(ii) Nguyễn Trọng Tạo
Không đề 72
Tôi cần mua nghị định 72
Để bán không cho những nhà hiền triết
Đọc bể cái đầu không bao giờ hiểu hết
Tôi cần mua một góc nhà tù
Để giam giữ những website, blogs
Suốt ngày tự do trong da đầu trọc lóc
Tôi cần mua hận thù trói buộc
Để tẩm xăng châm lửa đốt thành tro
Rắc dọc những dòng sông ấm no
Tôi cần mua những chiếc còng số 8
Để phát cho thành thị làng quê
Phát không cho nhân dân oan nghiệt vụng về
Tôi cần mua cả bầu trời tham nhũng
Để mưa tuôn nước sạch rửa nhân gian
Đi ngược về xuôi không bất an
Tôi cần mua một bông hoa nhân tạo
Để đem tặng cho những người soạn thảo
Nước mắt mồ hôi mặt nạ giấy bồi… (*)
(*) Ý thơ Văn Cao
Tôi cần mua nghị định 72
Để bán không cho những nhà hiền triết
Đọc bể cái đầu không bao giờ hiểu hết
Tôi cần mua một góc nhà tù
Để giam giữ những website, blogs
Suốt ngày tự do trong da đầu trọc lóc
Tôi cần mua hận thù trói buộc
Để tẩm xăng châm lửa đốt thành tro
Rắc dọc những dòng sông ấm no
Tôi cần mua những chiếc còng số 8
Để phát cho thành thị làng quê
Phát không cho nhân dân oan nghiệt vụng về
Tôi cần mua cả bầu trời tham nhũng
Để mưa tuôn nước sạch rửa nhân gian
Đi ngược về xuôi không bất an
Tôi cần mua một bông hoa nhân tạo
Để đem tặng cho những người soạn thảo
Nước mắt mồ hôi mặt nạ giấy bồi… (*)
(*) Ý thơ Văn Cao
(iii) Nguyễn Khôi
Phê bình thái giám
Cảm tác nhân vụ Nhã Thuyên ( 1 cô nhà văn trẻ làm nên vụ Nhân văn giai phẩm 2). (Tặng : Gs. Trần Đình Sử)
-------
Xưa, là lối "Phê bình Thái giám" :
- mổ xẻ Thơ Văn tìm những khối U,
"Cụm từ nào" xem ra "phạm Thượng"
"Lề trái" kia...dẫn đến Lao tù.
"Ngục văn tự" nghìn năm kinh khủng
Bới lông tìm vết hại cả Công thần
- "thiên tài là nói lọt lỗ tai Thủ trưởng"
Tha hồ "chụp mũ"...
"Đối thoại" cóc cần !
Giờ là thời Văn minh Khoa học
Mấy ngài Thái giám cũng đã về hưu
"Phun thuốc sâu" và " Gà sống thiến sót" (1)
xưa quá rồi...
chớ "diễn" nữa
Thank You !
----
(1) Câu nói dân gian cho PTs & Gs.Ts rởm. ( Hà Nội, tháng 8 -2013)
Phê bình thái giám
Cảm tác nhân vụ Nhã Thuyên ( 1 cô nhà văn trẻ làm nên vụ Nhân văn giai phẩm 2). (Tặng : Gs. Trần Đình Sử)
-------
Xưa, là lối "Phê bình Thái giám" :
- mổ xẻ Thơ Văn tìm những khối U,
"Cụm từ nào" xem ra "phạm Thượng"
"Lề trái" kia...dẫn đến Lao tù.
"Ngục văn tự" nghìn năm kinh khủng
Bới lông tìm vết hại cả Công thần
- "thiên tài là nói lọt lỗ tai Thủ trưởng"
Tha hồ "chụp mũ"...
"Đối thoại" cóc cần !
Giờ là thời Văn minh Khoa học
Mấy ngài Thái giám cũng đã về hưu
"Phun thuốc sâu" và " Gà sống thiến sót" (1)
xưa quá rồi...
chớ "diễn" nữa
Thank You !
----
(1) Câu nói dân gian cho PTs & Gs.Ts rởm. ( Hà Nội, tháng 8 -2013)
Kính.
NNS
1 of 1 File(s)
Nghệ thuật cắt tỉa dưa hấu
Những trái dưa hấu mang kiểu dáng ngộ nghĩnh, lạ mắt khiến bạn
chỉ muốn ngắm nhìn mà không nỡ ăn.
|
Dưa
hấu miệng cười hết cỡ.
|
|
Chú
nhím dễ thương thế này thật chẳng nỡ ăn.
|
|
Uống
nước ép trực tiếp từ quả dưa .
|
|
Bánh
dưa hấu, bạn đã thử chưa?
|
|
Một
chiếc giỏ xinh xắn đựng hoa quả.
|
|
Một
que kem đơn giản cũng đủ để làm những miếng dưa hấu trở nên vui mắt hơn.
|
|
Con
thuyền từ dưa hấu.
|
|
Đĩa
hoa quả với hình chú rùa đáng yêu.
|
|
Thỏ
con mang đầy trái cây tươi trên lưng.
|
|
Cá
mập ngoi lên từ "biển" dưa hấu.
|
Nếu qúy vị muốn tiếp chuyển
điện thư này tời bất kỳ một hay nhiều thân hữu khác, xin làm ơn xoá tất cả điện
thư điạ chỉ từ khung "To" và "CC để tránh mọi người phải
nhận thêm "junkmail" Đa tạ...
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.