Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, August 16, 2013

Đừng thương dân bằng chót lưỡi đầu môi!


 

Đừng thương dân bằng chót lưỡi đầu môi!


Posted on by gocomay

“Cây thuôn thuôn, lá thuôn thuôn

 Của chung ai dễ khéo tuồn thành riêng”

                  (Đồng dao thời Hợp tác hóa nông nghiệp)

 

Hôm nay thấy trên báo Tuổi Trẻ (ở đây) trích lại ý kiến phát biểu tại thảo luận tổ về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sửa đổi của bác Cả Nghị (Phạm Quang Nghị-BT Thành ủy Hà Nội) khiến những ai nhẹ dạ cả tin đều khấp khởi mừng. 

Được biết bác Cả Nghị đang là ứng viên nặng ký cho chức Tổng Bí thư khóa tới do bác Cả Trọng giới thiệu. Nên cái thông điệp “Đừng phung phí tiền của dân” không phải là sự ngẫu nhiên mà có. Ta thử nghe bác Nghị đã tỏ ra xót tiền dân thế nào?

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị

Xin trích:

Có lần đồng chí Đỗ Mười đến dự một hội nghị cùng với tôi, có người đến định gắn hoa vào ngực thì đồng chí Đỗ Mười kiên quyết không cho gắn. Đồng chí nói với tôi: “Chú Nghị ạ, làm như vậy không được cái gì cả, mà lãng phí lắm”. Học tập đồng chí Đỗ Mười, tôi yêu cầu ngành văn hóa thông tin từ đó tổ chức các hội nghị, mit tinh không được gắn hoa lên ngực nữa. Mỗi cái hội nghị hàng nghìn người, mỗi bông hoa vài nghìn đồng, gắn vào ngực chẳng để làm gì mà lại làm ô nhiễm môi trường. Đừng phung phí tiền của dân vào những việc không cần thiết…

Cha ông ta từ xưa được coi là cần cù, tiết kiệm. Nhưng tại sao đến khi đi vào sử dụng tài sản công thì sự lãng phí lại bắt đầu bộc lộ. Tài sản công bị coi là không của ai cả, thậm chí người nào quyết chi càng bạo tay, càng thoáng thì không khéo lại được khen vì ban phát nhiều. Đấy cũng thuộc về đạo đức, văn hóa.

(hết trích)

Phản biện lại ý kiến này của bác Cả Nghị, bác đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng đưa ra nhận xét (ở đây), có đoạn thế này: “Hoa thì cũng mất tiền mua đấy, nhưng đáng gì. Trong khi đó, nghìn tỉ này, triệu USD  khác đi vào túi cá  nhân và nhóm lợi ích mới là lớn. Sao cụ Đỗ Mười không nhắc đến nhỉ? Sao bây giờ, với tình trạng tham nhũng, mục nát như hiện nay, Phạm Bí thư còn đưa cái chuyện mấy bông hoa ra nói trước Quốc hội nhỉ? Thử xem Hà Nội đã khui ra đựợc vụ tham nhũng nào, bắt được con sâu nào không, hay nó ‘tàng hình’ hết rồi? Chuyện “Những bông hoa nhỏ’ có đáng không? Có cho ai học và có ích gì không? Ôi, pha loãng dư luận? Hay có ý ‘lấy phiếu’?”

Sở dĩ bác Bồng thẳng thừng như vậy vì tình trạng “bôi trơn” trong hệ thống đã trở thành vấn nạn trầm kha. Nó như đứa con song sinh mang tính định mệnh của thể chế này rồi. Như một độc giả trên Bùi Văn Bồng blog nhận định: “Bôi trơn để được việc nhưng nó cũng làm suy yếu nền kinh tế, làm kiệt quệ đồng vốn doanh nghiệp… Nhưng sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là xong. Cái thứ tư duy chết tiệt đang chi phối cả đất nước này, lãnh đạo các cấp cũng coi như truyện đương nhiên, không có “nghị quyết” nào ngăn chặn. Thời thế, thế thời, thời phải thế. Không bôi trơn thì cán bộ cạp đất mà ăn à? Bôi trơn chính là tham nhũng. Ai chống, chống ai bây giờ khi trên dưới đã một lòng bôi trơn”. (Trần Phương 14:55 Ngày 08 tháng 6 năm 2013).

“Ai chống, chống ai bây giờ khi trên dưới đã một lòng bôi trơn”? Nói vậy có oan uổng cho những người còn đang kiên định chủ trương “phê và tự phê” nhằm “chỉnh đốn” lại cái đội ngũ tiên phong mà giờ đây nhếch nhác tới mức “tiêu cực, tham nhũng nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có… đảng viên nhan nhản, cộng sản được mấy người” (Lời TBT Nguyễn Phú Trọng).

Cùng cạ với bác Phú Trọng, chắc bác Quang Nghị phải có cái nhìn thực tế hơn mới phải chứ?

Nhưng cái kim bọc giẻ liệu có giấu được mãi?

 

 

Chả nói đâu xa, hàng chục khu đô thị mới của Hà Nội sau ngày Hà Nội mở rộng hiện đang “đắp chiếu” trở thành “dự án treo” cỏ dại mọc vì thiếu vốn có phải là lãng phí không? Khi trước đó chưa xa, nơi đây là những cánh đồng bờ xôi ruộng mật hai lúa hay hai lúa một màu trù phú.

Có phải thất thoát lãng phí không? Khi tất cả các doanh nghiệp làm ăn kinh tế ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đều phải góp tiền chạy dự án. Xong lại phải chung chi cho các chủ đầu tư (của chính quyền) có khi lên tới 10% giá trị gói thầu. Khiến nhiều dự án vừa vay được tiền ngân hàng, quây xong mấy bờ rào tôn thi công chưa xong vài hạng mục hạ tầng đã cạn vốn. Làm cho các “khu đô thị mới” (trên pano áp phích) quảng cáo dọc các tuyến quốc lộ trở thành những “bánh vẽ” khổng lồ.

Có thất thoát lãng phí không? Khi hầu hết các dự án lớn ở của nhà nước ở thủ đô đều có hiện trạng “tăng vốn khủng khiếp” so với dự toán được phê duyệt ban đầu:

“Đối với các dự án thủy lợi có dự án tăng ở mức khủng khiếp như cải tạo vào khu vực sông Tích thành phố Hà Nội, tổng mức đầu tư ban đầu được duyệt chỉ có 831 tỷ đồng đến năm 2011 thi công tăng mức đầu tư lên 6.914 tỷ đồng, tức là tăng lên gần 9 lần. Dự án nâng cấp đê hữu sông Hồng, sông Hoàng Long và sông Đáy kết hợp giao thông Bái Đính đi Kim Sơn tỉnh Ninh Bình tổng mức đầu tư ban đầu chỉ có 1.650 tỷ đồng, nhưng sau đó điều chỉnh tăng lên 3.806 tỷ đồng, tức là tăng  gấp 2,3 lần” (phát biểu của ông Lê Văn Học, ĐB tỉnh Lâm Đồng trong phiên thảo luận ngày hôm qua, 7/6 của Quốc hội).

1A2ETrong bài “Bôi mãi vẫn không trơn“, có đoạn mô tả một công ty trúng gói thầu công trình trị giá 100 tỷ, thì  đợt một  được giải ngân tối đa 30 tỷ. Trước kia, doanh nghiệp lại quả cho chủ đầu tư theo tỷ lệ số tiền được giải ngân đó, còn lại các lần giải ngân sau lại quả tiếp. Bây giờ phải chi trọn gói tiền lại quả toàn bộ gói thầu ngay lần giải ngân đầu tiên. Lý do của lối “nắm đằng chuôi” này của các quan chủ đầu tư là sợ rủi ro, sợ bị mất chức giữa chừng, không kịp thu hồi vốn bỏ ra mua cái ghế của mình, nên phải chụp giật thật nhanh. Đó là nguyên nhân nhiều công trình khởi công rồi đắp chiếu để đó, bởi vốn thi công nhà nước cấp (hay vay) chỉ đủ “bôi trơn” các cửa quan tham.

“Tôi xin mách với lãnh đạo quận huyện là Trưởng phòng Nội vụ quận huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền ‘chạy’ của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”. (Lời ông Trương Trọng Dực -Trưởng Ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội).

À thì ra, dù chỉ một phần sự thật, chuyện chạy một biên chế (công chức) quèn ở Hà Nội giá là 100 triệu là hoàn toàn hiện hữu chứ không chỉ là lời đồn. Như vậy để chạy vào một chân cán bộ các Ban Quản lý Dự án béo bở ở thủ đô chắc chắn phải có giá cao gấp nhiều lần. Điều này không biết bác Cả Nghị có bận tâm không? Hay bác ấy chỉ quan tâm những cái vụn vặt là mỗi bông hoa vài nghìn đồng, gắn vào ngực trong các dịp lễ lạt như phần thượng dẫn.

Tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại Thành uỷ Hà Nội ngày 8/1/2013. Ảnh: X.T

Tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại Thành uỷ Hà Nội ngày 8/1/2013 – Ảnh: X.T

Thực tế tham nhũng lãng phí ở Hà Nội thì như vậy. Song kết qủa lấy phiếu tín nhiệm đối với 20 cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong số 75 ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội do Thành ủy vừa tổ chức hồi đầu năm nay lại rất khả quan: “Không đồng chí nào được đánh giá 100% tuyệt vời, xuất sắc nhưng cũng không có đồng chí nào cả năm làm việc tận tụy, trách nhiệm mà lại bị đánh giá yếu kém”. Như lời bác Cả Nghị hoan hỷ công bố. Cho đó là “thể hiện độ thẳng thắn, khách quan, không có hiện tượng gì bất thường, khiên cưỡng… Nhìn chung kết quả phản ánh được tình hình thực tế” thì liệu có ai tin được không?

Có một kinh nghiệm nuôi con mà người bình dân nào cũng biết là nhà con đàn thường dễ nuôi dạy hơn nhà con một. Bởi nhà con một đứa trẻ hay khảnh ăn và hư. Có khi hàng tiếng đồng hồ rong rảy chưa hết bát cơm. Ngược lại nhà con đàn chả cần hò hét gì… vẫn đua nhau ăn đua nhau giữ gìn kỷ cương để không bị bố mẹ la mắng. Suy rộng ra thể chế nhất nguyên độc đảng cầm quyền là rất dễ nảy sinh tham nhũng tiêu cực. Lại rất khó chống. Cùng lắm chỉ vặt được các đám tép riu yếu thế bên dưới. Chứ đám cây cao bóng cả bên trên mà tham nhũng lãng phí thì chỉ có nước bó tay. Bài học cay đắng này đã được minh chứng hùng ở kết quả cuối cùng của Hội nghị 6+7 vừa qua chả nhẽ hai bác Cả (Trọng và Nghị) lại sớm quên?

 

 

Thương dân ư? Chi bằng hãy trả lại cho dân những cái quyền mà đảng của các bác đang quỵt nợ dân suốt 68 năm nay như các quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, tự do biểu tình và quyền phúc quyết đối với mọi khế ước cũng như những vấn đề hệ trọng của quốc gia. (như Bản Hiến pháp 1946 của VNDCCH). Thương dân là làm sao cho dân được mở miệng hay Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. (Lời Hồ Chí Minh).

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ư? Hãy cho phép người dân được ra báo tư nhân như thời Thực dân Pháp còn đang đô hộ trên đất nước ta. Hãy từ bỏ nhất nguyên độc đảng. Hãy thực hành tam quyền phân lập. Đừng bao giờ coi những đóng góp tích cực và những kiến nghị hợp lý hợp tình của người dân là “suy thoái tư tưởng đạo đức” nữa. 

Đừng phung phí tiền của dân ư? Trong thời buổi suy thoái kinh tế này, hãy chấm dứt ngay tấn trò vén tay áo xô vung hàng ngàn tỷ đồng ra học tập tư tưởng và đạo đức huyễn hoặc không hề có mà những câu đơn giản và hay ho nhất của Ông Cụ lại cố tình lãng quên.

Tóm lại, đừng thương dân bằng chót lưỡi đầu môi nữa! Phải tội dân lắm đó, hai bác Cả ơi ?!

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List