Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, August 12, 2013

Dân kiếm không nổi 50 ngàn, quan xin dự án nghìn tỷ


 

Dân kiếm không nổi 50 ngàn, quan xin dự án nghìn tỷ


(ĐVO) – ‘Khi xây dựng dự án xin tiền nhà nước đi mua máy móc, thiết bị, rồi không lấy hiệu quả đánh giá công việc mà mải chạy theo những mối lợi riêng sẽ thấy rõ hơn tội lãng phí này lớn đến đâu’.



Xung quanh câu chuyện những dự án nghìn tỷ và bóng dáng của sự lãng phí Báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi nhanh với PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII về vấn đề này.

PV: - Thưa bà, Quốc hội đang thảo luận về dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Theo ý kiến của cá nhân bà thực trạng lãng phí ở nước ta hiện nay như thế nào để thấy được sự cần thiết phải điều chỉnh luật?

PGS.TS Bùi Thị An: - Tôi cho rằng việc sửa đổi Luật lần này là quá cần thiết. Trong mấy năm qua dù có Luật nhưng lãng phí như lá mùa xuân chứ không phải như lá mùa thu nữa. Lãng phí có thể thấy từ vùng nào, miền nào cũng có. Tất cả chỗ nào có tài sản công, tiền của công là có lãng phí. Thực trạng này không cần nhân rộng mà nó cứ lan truyền. Tình trạng này phổ biến.

Nếu nói có Luật để hạn chế ngay được tình trạng lãng phí thì khó. Bởi không ai muốn tự cắt tay mình. Bệnh lãng phí này là do chính mình sinh ra. Do vậy bắt buộc phải có chế tài. Tiêu chí cụ thể.

Điển hình trong lãng phí này dễ nhìn thấy từ các dự án bất động sản, mua sắm tài sản công đã tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của dân.

Theo ĐB Bùi Thị An: Cứ ở đâu có tài sản công, tiền của công là có lãng phí
Theo ĐB Bùi Thị An: Cứ ở đâu có tài sản công, tiền của công là có lãng phí

PV: - Thưa bà, bà vừa nhắc tới việc lãng phí tiền thuế của dân trong các dự án bất động sản, mua sắm tài sản công thế nhưng đó chỉ là một trong hàng ngàn ví dụ có thể nêu ra. Câu chuyện 1.800 tỉ nắn dòng chảy Sông Hồng và hiện Cục Đường thủy nội địa đang làm thủ xin thêm 1600 tỷ nữa để điều chỉnh dự án; mới đây Sở PCCC Hà Nội đã đưa ra con số 6000 tỉ đồng xin TP Hà Nội để trang bị thiết bị cho cảnh sát PCCC hay như dự án 1.100 tỉ đồng mà Bộ Tài nguyên và Môi trường xin Chính phủ để mua tàu điều tra tài nguyên môi trường biển…

Những con số nghìn tỉ được đưa ra trong thời buổi kinh tế khó khăn này đã nhận được nhiều ý kiến phản biện cho rằng lãng phí, không cần thiết khi đối chiếu vào hiệu quả thực tế sử dụng. Vậy quan điểm của bà về việc này như thế nào?

PGS.TS Bùi Thị An: - Tôi nghĩ rằng trước hết phải bàn về nhận thức. Trước hết phải thấy được lãng phí là một tội. Nếu thấy được người nông dân một nắng hai sương làm một ngày không nổi 50.000-100.000 đồng thì sẽ thấy những dự án nghìn tỉ lớn tới cỡ nào.

Trong quá trình làm, xây dựng dự án lại không có tiêu chí cụ thể xin tiền nhà nước đi mua máy móc, thiết bị, rồi không lấy hiệu quả đánh giá công việc mà mải chạy theo những mối lợi riêng sẽ thấy rõ hơn tội lãng phí này lớn đến đâu.

Đó là con chưa kể, có những dự án đề xuất tiền mua máy móc, thiết bị về nhưng rồi không có con người để sử dụng. Máy móc, thiết bị hàng nghìn tỉ xếp vào kho lâu ngày han rỉ, tiền mất và hiệu quả vẫn không có.

Khi nào họ chưa lấy hiệu quả làm đầu thì việc xin dự án, lên dự toán mua trang thiết bị vẫn còn lãng phí.

PV: - Nhưng trên thực tế những việc tương tự như vậy vẫn diễn ra trong các cơ quan công quyền, bộ ngành. Theo bà làm thế nào để hạn chế được điều này để nguồn lực không bị rơi vào những chỗ chưa thực sự cần thiết?

PGS.TS Bùi Thị An: - Phải xây dựng tiêu chí cụ thể. Tôi cho rằng phương án khoán chi triệt để cho những gì có thể khoán được sẽ là cách tốt nhất để hạn chế sự lãng phí, xin - cho. Như vậy từ các dự án ô tô, nhà xưởng… sẽ được các cơ quan tính toán kỹ và sẽ không còn chuyện ‘xin’ để kiếm thêm ngoài lương.

Bộ Tài chính nên làm tổng kết 1 năm Việt Nam đã lãng phí mất bao nhiêu GDP sẽ ra ngay.

PV: - Thưa bà, tâm lý và tư duy nhiệm kỳ, cơ chế xin cho vẫn tạo điều kiện cho những ai có cơ hội chẳng dại gì mà không ‘xin’ dự án về cho ngành, cơ quan mình. Theo bà làm thế nào để dòng đời các dự án không trôi theo nhiệm kỳ?

PGS.TS Bùi Thị An: - Tôi nghĩ cách tốt nhất là quy định hậu chịu trách nhiệm trong Luật tiết kiệm chống lãng phí. Nghĩa là kể cả khi anh nghỉ hưu cũng vẫn phải chịu trách nhiệm.

Người ký duyệt dự án, người hưởng thụ, đứng đầu dự án chịu trách nhiệm đứng ra mua sắm trang thiết bị sẽ phải theo suốt dòng đời dự án. Kể cả khi đã chuyển sang cơ quan khác hay đã nghỉ hưu.

Có như vậy mới làm lợi được cho dân, cho nước. Nếu không thì ông nào cũng nhanh chân ‘vơ’ về cho ngành mình càng nhiều càng tốt.

Xin trân trọng cảm ơn bà!


 

 

Khoan thư sức dân cùng kiệt
Tại phiên thảo luận hội trường về dự thảo luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sáng 18/6 nhiều đại biểu bày tỏ sự bức xúc vì câu chuyện lãng phí nhan nhản khắp nơi nhưng núp bóng dự án đầu tư nên chẳng thể bỏ tù hay kết tội rõ ràng.

ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh), hiện các dự án bất động sản, các nhà máy, bến cảng, các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt các trường ngoài công lập, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nâng cấp thành trường cao đẳng, đại học và nhiều lĩnh vực khác đang phát triển theo phong trào và quy mô không gắn với chất lượng, không cân đối cung cầu xã hội, cung cầu nguồn nhân lực, gây lãng phí rất lớn.

Nếu Chính phủ không sớm yêu cầu các bộ, ngành chức năng, các Cục, Vụ, Viện chỉ đạo các tập thể, cá nhân phải rà soát và mô tả rõ công việc xây dựng quy chế hoạt động.
Trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân đảm trách từng mắt xích công việc gắn với trách nhiệm khi để xảy ra hậu quả gây lãng phí tiền bạc, thời gian của Nhà nước, của nhân dân sẽ phải chịu trách nhiệm, phải đền bù thỏa đáng thì những quy định về các hành vi gây lãng phí trong dự thảo luật vừa thiếu, vừa không khả thi khó đi vào cuộc sống.
Đồng thời mỗi cá nhân trong cơ quan Nhà nước cũng khó có thể kết nối thông tin với nhau để phối hợp thực hiện nhiệm vụ và xử lý công việc.

ĐB Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ): Cần quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Một trong các biểu hiện lãng phí đáng lo ngại hiện nay là lãng phí có nguyên nhân từ việc đưa ra các quyết định không phù hợp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức như quyết định đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Dự án chưa dựa trên các yếu tố bảo đảm về tính kinh tế-xã hội, chưa căn cứ vào khả năng thu xếp vốn, từ đó dẫn đến nhiều công trình đầu tư lãng phí, hiệu quả thấp, nhiều dự án chậm tiến độ vì thiếu vốn, vốn đầu tư bị chôn vào trong các công trình yếu kém hoặc chậm đưa vào khai thác; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định mua máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhưng không sử dụng hoặc không ai biết vận hành sử dụng để lâu rồi hỏng, han rỉ dần hoặc sử dụng không hết công năng, sử dụng không hiệu quả gây lãng phí.

Bích Ngọc (Thực hiện)

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List