‘Kiểm
duyệt gây hại’
Cập nhật: 08:58 GMT - thứ ba, 11 tháng 6, 2013
Các kênh tin tức quốc tế nằm trong phạm vị bị kiểm duyệt gắt gao
Tạp
chí The Economist của Anh hôm 10/6 vừa có bài phân tích về nguyên do cũng như
hậu quả của việc kiểm duyệt các kênh truyền hình nước ngoài trên mục Blog
Banyan. BBC Việt ngữ trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
Các đảng viên Cộng sản đang điều hành Chính phủ Việt Nam không
bao giờ được xem là cổ động viên nhiệt thành của quyền tự do ngôn luận – họ
thích bỏ tù những người bất đồng dám thách thức quyền lực của họ.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tuy nhiên mới đây họ lại chạm một đáy mới với một đạo luật nhằm
để bắt buộc các kênh truyền hình nước ngoài phải trả tiền để bị kiểm duyệt.
‘Giấp phép biên tập’
Về mặt kỹ thuật, quy định này chỉ yêu cầu các kênh truyền hình
nước ngoài xin cái gọi là ‘giấy phép biên tập’, nhưng các kênh này đang cảnh
giác.
Dụng ý của quy định này là các kênh phát sóng phải bỏ tiền ra
thuê các ‘biên tập viên’ người Việt biết tiếng Anh để xem toàn bộ các chương
trình của họ suốt 24 giờ trong ngày và bảy ngày trong tuần.
Các ‘biên tập viên’ này có thể tìm cách ngăn chặn nội dung về
các cuộc nổi dậy chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, hay các phim tài liệu về
đàn áp chính trị ở Việt Nam.
Các kênh truyền hình nước ngoài phát ở Việt Nam đều bị phát chậm
30 phút để cho đội ngũ kiểm duyệt của chính quyền có thời gian cắt bỏ những nội
dung nhạy cảm về mặt chính trị.
Tuy nhiên khi các công ty phát sóng bị buộc phải chủ động trong
công việc này thì đây lại một vấn đề hoàn toàn khác – một hoàn cảnh mà họ cảm
thấy không thoải mái về mặt đạo đức, theo các phân tích gia trong ngành.
Các chương trình 'nhạy cảm về chính trị' thường không đến được
công chúng Việt Nam
Khi quy định này gần đến ngày thi hành, một số kênh phim truyện
và giải trí đã xin giấy phép mới trong khi các các kênh tin tức thì không.
Quyết định của các kênh tin tức đã đặt họ vào vùng tối pháp lý.
Hồi cuối tháng Năm, chỉ vài ngày sau khi quy định này có hiệu
lực, một số nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp đã loại BBC và CNN ra khỏi
danh mục các kênh phát sóng của họ vốn bao gồm khoảng từ 60 cho đến 70 kênh
nước ngoài.
Một trong số những công ty làm việc này đầu tiên là K+, liên
doanh giữa truyền hình nhà nước Việt Nam và một kênh truyền hình Pháp và là nhà
cung cấp dịch vụ truyền hình cáp duy nhất ở Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài.
Một nhà phân tích nhận định rằng K+ làm như vậy là để buộc chính
phủ phải làm rõ các chính sách quản lý truyền hình nhiều khuất tất của họ.
‘Rút lại trên thực tế’
Điều luật này, vốn được gọi là Quyết định 20, đã làm cho các sứ
quán nước ngoài cũng như tổ chức Phóng viên không Biên giới, khó chịu.
Tổ chức này nói rằng điều luật này đã ‘mở đường cho mọi hình
thức kiểm duyệt’.
Sau một vài ngày chống đỡ dư luận bất lợi trên truyền thông quốc
tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho mở trở lại các kênh truyền hình bị dỡ
bỏ trước đó.
Quy định này giờ đây ‘đã bị rút lại trên thực tế’, một luật sư
giấu tiên ở một công ty luật quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Ở Việt Nam hiện có nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả
tiền
Tuy nhiên những chuyên gia trong ngành nhận định các kênh truyền
hình tin tức, vốn không hề thở phào nhẹ nhõm trước việc rút lại quy định, vẫn
đang trong trạng thái hồi hộp.
Quy định này thể hiện rõ mâu thuẫn bên trong Bộ Thông tin và
Truyền thông.
Thành phần thủ cựu muốn làm theo người đồng chí phương Bắc vốn
chỉ cho phép phát sóng 34 kênh truyền hình nước ngoài ở các khách sạn cao cấp
và các công ty nước ngoài chứ không được phát rộng rãi cho công chúng Trung
Quốc và tất cả phải được cơ quan kiểm duyệt giám sát.
Trong khi đó, những người có tư tưởng cải cách lại muốn thị
trường truyền hình trong nước tự do hơn và cạnh tranh hơn.
Dự thảo của quy định này đã được đưa ra bàn cãi trong nội bộ Bộ
này từ năm 2009. Có tin rằng những phe phái kình chống nhau trong Bộ đã gửi
những tín hiệu trái ngược đến các kênh truyền hình và các nhà ngoại giao. Kết
quả là họ đã không thể giải thích quy định này một cách hiệu quả.
“Những gì xảy ra là những người có quan điểm khác nhau cứ đẩy và
kéo và tinh thần của quy định cứ bị ngả về phía này hoặc phía kia tùy vào ai
nắm quyền kiểm soát vào những lúc khác nhau,” ông John Medeiros, giám đốc chính
sách của CASBAA, một tổ chức đại diện cho các kênh truyền hình trả tiền có trụ
sở ở Hong Kong, nói.
Đầu tư tháo chạy
Chính quyền Việt Nam kiểm soát chặt chẽ truyền thông
Cho đến lúc này, các kênh truyền hình nước ngoài vẫn được phát
sóng ở Việt Nam mặc dù vẫn phải theo chế độ phát chậm 30 phút. BBC cho biết họ
vẫn đang ‘tiếp tục đàm phán’ với Chính phủ Việt Nam về vấn đề này.
Tuy nhiên quy định này đã khiến mô hình hoạt động của K+ và
những đối thủ cạnh tranh trong nước, vốn kiếm tiền bằng những gói chương trình
hấp dẫn cho khách hàng, lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.
Ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Hoa Kỳ
ở Hà Nội, nói rằng Quyết định 20 chỉ là động thái mới nhất trong một loạt các
quy định khó khăn mới trong các lĩnh vực ngân hàng, lao động... đã làm cho các
doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài bất mãn.
Công bằng mà nói thì Việt Nam, theo một số tiêu chí nào đấy,
đang trên con đường cải cách dần dần nếu không muốn nói là còn chập choạng.
Chẳng hạn hồi tháng Năm, Chính phủ Việt Nam loan báo rằng họ sẽ
cho phép thành lập một công ty mua bán nợ để mua số nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng đang chao đảo.
Trong những tuần qua họ cũng cải cách một phần hải quan và dỡ bỏ
một số giới hạn nhằm vào các nhà bán lẻ nước ngoài.
Với nền kinh tế đất nước đang oằn mình dưới gánh nặng tham nhũng
đã ăn sâu vào chính quyền và sự điều hành kinh tế yếu kém mà chính quyền vẫn có
thể chiều lòng phái bảo thủ bằng cách đưa ra nhiều quy định không rõ ràng và
phản tác dụng.
Một số nơi trong cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam
đang xôn xao rằng một số nguồn vốn đầu tư vốn từng là động lực tăng trưởng của
nước này đang ngày càng chảy sang nước láng giềng Indonesia.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.