Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, August 12, 2013

Những màn kịch cuối cùng


 


Minh Văn

Tác giả gửi đến DienDanCTM



 

Khi con người sống giả dối và không thực lòng với nhau thì người ta gọi là đóng kịch. Nhiều người cùng đóng kịch để tự dối mình dối người thì gọi là diễn kịch. Công lý và sự thật đã không còn, niềm tin đã thực sự mất đi trong mỗi con người, đó là hiện thực xã hội Việt Nam ngày nay. Cả đất nước giờ đây đang sống những tháng ngày thê thảm nhất, dưới lừa trên, trên dối dưới – tất cả ngập chìm trong mê cung của sự lừa dối không có lối ra. Nói văn hoa hơn, thì cả xã hội Việt nam là một màn kịch lớn, và đó là những màn kịch tăm tối cuối cùng trước khi ánh bình minh xuất hiện.


Tại một kịch trường lớn nhất nước mà người ta vẫn thường gọi là “Hội trường Quốc Hội”. Ở đây
họ bàn bạc những vấn đề đại sự quốc gia, có đến hàng ngàn con người từ khắp nơi tụ họp. Căn phòng được trang hoàng lộng lẫy tựa một sân khấu kịch với đủ màu sắc đỏ vàng chói mắt. Các diễn viên chính thì ngồi những hàng ghế phía trên, bên dưới là các diễn viên phụ với đủ giọng 3 miền. Đôi khi họ tranh cãi nhau chí chóe theo kịch bản để đánh lừa người dân về tính dân chủ. Diễn viên nào quên mà đi quá tính “dân chủ” cho phép thì lập tức bị ông trùm sò (chủ tọa) nhắc nhở là hết giờ và đi lạc chủ đề chính, vị diễn viên này liền lập tức ngoan ngoãn ngồi xuống. Thấp thoáng trong đám diễn viên chúng ta có thể thấy vài ba vị sư mặc áo cà sa, mấy vị sắc phục quân đội, một ít người mặc trang phục dân tộc thiểu số...; tất cả đều được tập duyệt và tổng duyệt trước khi diễn kịch để truyền hình trực tiếp lên ti vi.


Tuy người ta chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, nhưng nếu để ý một chút trong cách xưng hô thì chúng ta sẽ biết là họ đang diễn kịch. Ấy là việc họ gọi nhau là “đồng chí”. Từ trùm sò cho tới diễn viên, hay người bị chất vấn đều gọi nhau một duộc như vậy cả. Ai cũng hiểu rằng Quốc Hội là nơi tập trung đại diện cho nhiều chính kiến, tầng lớp, địa phương khác nhau. Vì thế mà quyền và lợi ích khác nhau, dẫn đến những quan điểm và mục đích khác nhau. Không thể nào có chuyện cùng một quan điểm và ý chí được. Có thế thì người ta mới cần họp bàn và tranh luận để phát triển tính dân chủ đất nước. Ấy nhưng chỉ với một từ “đồng chí” mà họ xưng hô với nhau đã thực sự giết chết tính “dân chủ” của người dân Việt Nam. Nó để lộ ra rằng tất cả những người có mặt đều đang diễn kịch để lừa dối nhân dân, rằng họ chính là những con rối do đảng Cộng Sản tạo ra.


Cũng không khó để đoán ra là Quốc Hội đang diễn kịch, vì vị trùm sò cũng là người của đảng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Và lâu lâu để tạo cho người dân quên đi cái cảm giác là mình đang xem kịch, đảng lại nghĩ ra vài trò mới để thay đổi khẩu vị.


Lần này họ lại có một trò mới để thu hút sự quan tâm của người dân, ấy là việc “bỏ phiếu tín nhiệm”. Cái trò xưa như trái đất này ở các nước người ta làm cả thế kỷ nay, bây giờ đảng ta mới thực hiện. Rồi họ lu loa khắp cả nước rằng “Đó là một sự cách mạng lớn”, lần đầu tiên trong lịch sử Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo. Theo đó thì các đại biểu (diễn viên) Quốc Hội đi quanh một thùng phiếu để bỏ phiếu tín nhiệm theo danh sách định sẵn. Sau đó người ta công bố kết quả kiểm phiếu, đại khái là đa phần vẫn nhận được sự tín nhiệm cao, chỉ vài người hơi thấp nhưng vẫn bình chân như vại và giữ nguyên chức vụ. Cuối buổi, vị trùm sò đeo cặp kính lão vào và trịnh trọng đứng dậy tuyên bố:


- Thưa các đồng chí, kết quả kiểm phiếu cho thấy đa phần các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước vẫn nhận được sự tín nhiệm cao. Điều đó cho thấy Quốc Hội đã làm việc nghiêm túc và dân chủ, sự nỗ lực phi thường của các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước trong sự nghiệp phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân...


Rồi ngài liếc nhìn chiếc đồng hồ điện tử đắt giá mới tậu từ mẫu quốc “Trung Hoa” được treo trang trọng chính giữa kịch trường mà tuyên bố:

- Bây giờ đã đến giờ giải lao, mời các đồng chí tạm nghỉ...


Hết giờ giải lao, đám diễn viên quần chúng bên dưới lại rục rịch vào ổn định chỗ ngồi. Lần này dân chúng xem truyền hình thích thú thấy màn khẩu chiến sinh tử của các diễn viên gà nhà. Có vị phát biểu đến sùi cả bọt mép để chứng tỏ tâm huyết một lòng vì nước vì dân. Ấy thế nhưng vẫn không công hiệu, người dân vẫn lắc đầu nói với nhau: “Nói nhiều rồi, nhưng rồi đâu vẫn hoàn đấy, chẳng thấy thay đổi gì cả”.


Màn cuối và cũng là đòn quyết định để tạo lòng tin nơi người dân, đảm bảo sự tồn vong của chế độ. Đó là việc họ tung ra vài đào kép mới, những người này được ăn mặc chải chuốt cầu kỳ theo kiểu những anh hùng thời đại. Theo đó thì họ sẽ đóng vai anh hùng dẹp bỏ tiêu cực, gánh vác trọng trách non sông trong giai đoạn mới. Qua cách họ phát biểu hùng hồn, chém mạnh tay vào không khí để đoạn tuyệt với tham nhũng, tiêu cực thì người dân đã có vẻ xuôi xuôi mà theo dõi tiếp kịch bản.


Trong khi người dân say sưa theo dõi những anh hùng mới xuất trận và đang mơ về một tương lai tốt đẹp, thì vị trùm sò lại uể oải đứng dậy cất giọng thều thào:

- Đã kết thúc buổi họp ngày hôm nay. Mời các đồng chí chuẩn bị đi ăn cỗ...


Người dân thở dài ngao ngán, họ biết rằng đó là những màn kịch cuối cùng của chế độ trước khi lùi vào bóng tối của lịch sử.


20/6/2013

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List