Sư
tử đá Tàu tràn lan nơi thờ tự Việt
Tình
Lê
- “Sự lai căng về văn
hóa ngày càng rõ nét, đặc biệt là việc sử dụng sư tử đá tràn lan mang dáng dấp
Tây, Tàu lẫn lộn” – PGS.TS Tống Trung Tín phát biểu.
Ngày 9/8, Ủy ban Văn
hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức hội nghị tham
vấn “Về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản
văn hóa”.
Đã có rất nhiều ý
kiến cho rằng, việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa còn chậm chưa
theo kịp những yêu cầu. Sự lai căng về văn hóa ngày càng rõ nét, đặc biệt là
việc sử dụng sư tử đá tràn lan mang dáng dấp Tây, Tàu lẫn lộn.
Cuộc xâm lăng của sư tử
đá
Nhiều đại biểu cho rằng,
văn hóa ngoại lai đang xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Điển hình là việc ở rất
nhiều đình chùa, miếu mạo từ nông thôn ra thành phố, từ cơ quan doanh nghiệp
cho tới nhà dân, nhiều hình ảnh sư tử đá Trung Quốc xuất hiện chình ình.
Theo PGS.TS Tống Trung
Tín, người Việt Nam hiện nay có xu hướng sử dụng sư tử đá nhiều nhưng lại không
có nghiên cứu và định hướng. Hình cặp sư tử đá ở Tử cấm thành của Bắc Kinh có
từ thời Minh-Thanh có hình dáng dữ dằn. Tư thế nổi bật của sư tử đá Trung
Quốc là to lớn, gân guốc, nhe nanh giơ vuốt đe dọa.
Trong khi sư tử đá ở
Việt Nam xuất hiện từ thời Lý, nó là một linh vật biểu trưng cho sức mạnh phật
giáo. Nó đã tồn tại và phát triển theo một cách riêng rất đẹp. Cũng là biểu
trưng cho sức mạnh nhưng sư tử đá của Việt Nam có tạo hình vẫn rất nuột nà,
trang trí cực kỳ tinh mỹ.
Hình tượng sư tử trong
văn hóa Việt mang nhiều nét dân gian, có phần gần giống hổ hoặc lân, là những
con sư tử dạng cách điệu chứ không phải dạng sư tử cụ thể đang được sao chép từ
phim ảnh, văn hóa Tàu lai căng như hiện nay.
Sư tử đá có cách đây
3000 năm. Trung Quốc không phải là nước đầu tiên có sư tử đá, Trung Quốc chỉ
lấy lại rồi biến sư tử đá thành di vật biểu trưng. Đôi sư tử đá trước điện Thái
Hòa là biểu tượng cho quyền uy của các vua chúa Minh – Thanh. Nhưng đó chỉ là
trường hợp hãn hữu, còn lại đa phần dùng làm linh vật để canh mộ.
“Chính vì thế, nói sư tử
biểu trưng cho sự thành đạt, vị thế của các doanh nghiệp, cơ quan là không
chính xác. Nếu phát tài phát lộc thì cho 5 tỷ người trên thế giới mỗi nhà một
con để lấy lộc lấy tài, để giàu hết đi khỏi phải đói khổ, khỏi có chiến tranh”,
ông Tín khẳng định.
Ông Tín nhấn mạnh: “Việc
sử dụng sư tử đá vô tội vạ như hiện nay vô hình chung tuyên truyền cho văn hóa
ngoại lai. Cần phải có tuyên truyền sâu rộng ngay từ cấp cơ sở”.
Không thể dùng linh vật
nước ngoài vào thờ tự
“Đài liệt sĩ ở Trường Sa
chưa xây xong đã thấy hai con sư tử đá chình ình ở cổng. Tôi hỏi ở đâu ra?
Người ta nói cấp trên tặng. Tôi bảo, một là các anh đem trả lại, hai là vứt
xuống biển. Các chùa chiền ở Quảng Ninh cũng nhan nhản sư tử đá nhưng là sư tử
lai căng, Tây Tàu lẫn lộn” – nhà sử học Dương Trung Quốc bức xúc.
Chia sẻ với phóng viên,
ông Quốc cho rằng, cá nhân có thể sử dụng sư tử đá nhưng rõ ràng là rất mất mỹ
quan bởi sự kềnh càng, đó là chưa kể đa phần chất lượng nghệ thuật của các “tác
phẩm” đó kém.
Việc đặt sư tử tùy tiện
theo (kiểu đất nhà tôi, tôi làm gì chả được) vô hình chung dẫn tới việc làm nô
lệ cho văn hóa ngoại lai. Thể hiện sự thiếu kiến thức của người sử dụng.
“Đã đến lúc tôi khẩn
thiết mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc để chấn chỉnh lại việc này, tại
sao nó tràn lan như vậy mà không ai lên tiếng. Đã đến lúc cơ quan chức năng
chấn chỉnh cuộc xâm lăng của bầy sư tử lai căng”, ông Quốc nhấn mạnh.
Trao đổi với phóng viên,
ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và
nhi đồng Quốc hội cho biết, Ủy ban sẽ có văn bản kiến nghị cơ quan chức năng
kiểm tra, thanh tra cơ quan, khuyến nghị các cơ sở thờ tự hoặc chùa chiền có
những con sư tử đá đó nên có hình thức bỏ.
“Không thể dùng linh vật
nước ngoài vào thờ tự ở Việt Nam được. Chúng tôi sẽ có những kiến nghị như thế
với cơ quan chức năng, các cơ quan thanh tra kiểm tra của ngành văn hóa”, ông
Tiến nói.
Hòa thượng Thích Quảng Nghiêm: Con cháu chúng ta đang bị
lai căng văn hóa, lịch sử dân tộc không hề biết. Tin nhắn toàn bằng ký tự,
ngôn ngữ Tây ta lẫn lộn, nếu trong trường học không uốn nắn kịp thời, một lúc
nào đó tiếng Việt dần sẽ mất. Ngay cả những quảng cáo trên ti vi, nhiều cái
mất cả tiếng Việt.
|
T.L.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.