Việt cộng : “những tên tráo bài ba lá”
16/06/2013by
TGCD
: Trong khi chúng cướp đất của ngưới dân Thủ Thiêm thì trên trang mạng của
Nguyễn Tấn Dũng chúng lại tráo trở lật lọng nói người dân tự hiến “đất vàng”.
Xin mời đọc hai bài bên dưới để thấy miệng lưỡi gian tà của người
cộng sản.
THỦ THIÊM : MÁU VÀ NƯỚC MẮT BẮT ĐẦU BÙNG NỔ TIÊN LÃNG 2
Bộ mặt thật gian ác và nham hiểm của công an
quận 2 và Công an phường Bình Khánh. Tp Hồ Chí Minh
Sau khi tiến hành kiểm điểm từng cá nhân cấp cơ sở theo tinh
thần nghị quyết 4. “ Lã” Thanh Hải, kẻ dùng bàn tay sắt, đã biến dự án Khu Đô
Thị Mới Thủ Thiêm thành dự án bóc lột, để cướp tài sản của nhân dân. Chỉ đạo
tên đệ tử gian ác Tất Thành Cang, mà nhân dân quen gọi : Tan Thành Cứt : Phải
san bằng và tiêu diệt hết mọi dân oan trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, sau
khoảng 1 tháng ngưng cướp đất, để chỉnh đốn, nay bắt đầu ra quân
|
Hình sáng
28/07/2012 hơi mờ nhưng rõ mặt Trung Tá Nguyễn Văn Dung. Trưởng công an
phường Bình Khánh. Tên này rất xảo quyệt, gian ác, Hùng hổ hơn cọp dữ ( mặc
áo trắng ) Có Thượng Úy Trung và Đại Úy Linh .
|
Tại khu vực đất
ở của bà con KP 1, Bình Khánh, quận 2.
Tên Dung, là
công an, nhưng quen thói côn đồ, chỉ đạo đồng bọn : cởi đồ đánh Bà Tám Bay, Đại
Úy Linh đã đánh bà Tám 1 cái tôi thấy. lúc khoảng 9 h sang 28/07/2012.
Hai bến đều chửi tục mầy tao hết, như không còn thể thống gì chính quyền hay
công an nhân dân nữa, Họ xô đẩy tấn công bà Tám khoảng 5 lần tổng cộng.Nhưng họ
to mồm là không đánh.Đành rằng bà Tám có nói tiếng Đan Mạch nhưng CA cũng dùng
tha hồ.Chổ nào Công an tấn công thì ông Chương địa chính không quay
phim..Chổ nào có lợi cho công an thì Ông Chương quay họ chuẩn bị trước cả rồi.
“Cả vú lấp miệng
em” thôi.
Có gì Tô và chị
Quý và Mục Sư Quang làm chứng . Một nhân chứng “sống” kể lại
|
Vào ngày
31/07/2012 Công an quận 2 thực hiện quyết định cưỡng chế
thu hồi đất của một Bà Bầu 6 tháng, tên NGUYỄN THỤY TRÚC LY.
|
Là chủ sử dụng căn nhà và đất số : 23/16B, Trần Não, khu phố 1,
phường Bình An, quận 2 . Diện Tích : 140,36 m2 đã sinh sống ổn định và có nguồn
gốc sử dụng lâu dài từ năm 1991 ! Có đóng thuế đầy đủ! Nhưng bị cắt xén, chỉ
đền bù có : 428.807.700 VNĐ. Quyết định áp giá này chưa có hiệu lực pháp luật,
nhưng vẫn bị công an, dân quân cưỡng chiếm ! Sau đó đem bán lại khoảng 15 tỷ
VNĐ ! Chính vì khoản lợi nhuận chênh lệch quá lớn này, làm mờ mắt công an,
khiến họ từ lực lượng bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của
nhân dân; thành lực lượng chính quy, chuyên đi cướp đất thuê . Nhưng họ vẫn cố
bao biện : Chỉ làm nhiệm vụ giữ an ninh trật tự !
Khỏi phải nói, ai ai cũng biết họ giữ an ninh trật tự kiểu gì, và bảo vệ cho ai!
Khỏi phải nói, ai ai cũng biết họ giữ an ninh trật tự kiểu gì, và bảo vệ cho ai!
|
Bà bầu 6 tháng
NGUYỄN THỤY TRÚC LY. Đứng trước xác căn nhà và đất đã được công an, dân quân
quận 2 giải phóng, số : 23/16B, Trần Não, khu phố 1, phường Bình An, quận 2
.
|
Trước lực
lượng hùng hậu gồm : Công an, dân quân, các cán bộ, Ban, Ngành và nhiều quần
chúng do chính quyền điều động; khiến bà bầu phải chấp hành lệnh cưỡng chế;
không tự nguyện di dời và xin tiếp tục khiếu nại .
Hành vi này vi phạm nghiêm trọng Đường Lối, Chủ trương của Đảng và luật pháp. Đặc biệt vi phạm nghiêm trọng: Điều 60 Nghị Định 84/2007/NĐ-CP. Tại sao không ra QĐ thu hồi đất ? Ap giá đền bù bất chấp sự thỏa thuận của người sử dụng đất với chủ đầu tư. Vì đã làm biến mất 160 ha tái định cư, nên không cho dân được tái định cư ! Vi phạm Điều 148 Luật nhà ở số : 56/2005/QH11. Vi phạm chỉ thị 05/2006/CT-TTg ngày 22/02/2006 : Không được cưỡng chế buộc tháo dỡ nhà ở khi người bị thu hồi đất chưa được giải quyết chỗ tái định cư. Nghiêm trọng nhất là nhà và đất nằm ngoài ranh thu hồi đất, theo quyết định 1997/ QĐ-UB ngày 10/05/2002 của UBND TP HCM.
Nay cưỡng chế nhà mà Không bố trí tái định cư ! Đẩy dân ra đường ! Điều này là hoàn toàn bất hợp pháp và đi ngược lại chủ trương, chính sách! vi phạm nghiêm trọng Điều 60 Nghị Định 84 : Việc cưỡng chế thu hồi đất chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện qui định tại các Điều : 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 Nghị Định : 84/2007/NĐ-CP !
Cũng trong ngày 31/ 07/2012 tại phường Bình An lực lượng bạn của dân , lực lượng đày tớ nhân dân còn cưỡng chiếm thêm 4 căn nhà khác, có lẽ là để bù lại thời gian nghỉ ngơi, bù lại việc phải giải trình: Tại sao quận 2 lại có quá nhiều đơn thư khiếu nại và tố cáo đến như vậy ! Trong thời gian nghỉ giữa 2 hiệp này, thành phố chỉ đạo : Hạn chế tối đa việc cưỡng chế ! Nhưng nay mọi việc đã rõ ràng : Phải cưỡng chế tiếp. nếu không sẽ đi vào chỗ phá sản ! Thà rằng cưỡng chiếm rồi đổ thừa cho nhau, sẽ chết chậm hơn là việc ngưng cưỡng chế !
Điều này giải thích vì sao họ điên cuồng và gian manh, ác ôn đến như vây .Ngày 01/08/2012 tiếp tục cưỡng chiếm ngôi nhà :
Của một người tàn tật : NGUYỄN ĐÌNH ĐỆ. Số CMND : 020732580
Địa chỉ nhà đất bị giải phóng : Thửa 31, một phần thửa 30, tờ bản đồ số 18, Khu phố 6, phường An Khánh , quận 2. Khoảng 2400 m2, có ao nuôi cá, có chuồng trại chăn nuôi, có nhà ở, nhưng bị chính quyền của dân, do dân và vì dân ban cho từ :
Không phải là nhà, mà chỉ là túp lều, nên không được đền bù.
Cùng ngày này, có thêm 2 căn nhà của dân nghèo tại phường An Khánh được giải phóng .
Ngày 02/08/2012 tại khu
phố 2, phường Bình Khánh một vụ Tiên Lãng 2 đả sảy ra :
Khi công an và dân quân
có ý định san phẳng miếng đất mà gia đình bà ĐẶNG THỊ NGỌC đang sử dụng hợp
pháp nhà và đất số : Thửa 14, tờ bản đồ số 26, khu phố II, phường Bình Khánh,
quận 2 . Diện tích : 314,68 m2. Công an tùy tiện phá hàng rào, định xông vào phá
cổng, cho xe ủi vào cưỡng chế, mà không có quyết định cưỡng chế thu hồi đất,
hay bất cứ giấy tờ gì liên quan, chỉ nghe lệnh của tên Vũ Hoài Phương , chủ
tịch UBND phường Bình Khánh, tên này vốn xuất thân là một côn đồ, trước đây là
chánh thanh tra xây dựng quận 2, do có thành tích tốt ; dùng quyền lực và luật
rừng cướp được nhiều nhà đất của dân nghèo, nên được “Tan Thành Cứt” trọng
dụng, đưa về phường Bình Khánh làm bí thư, kiêm chủ tịch. Nay tên Phương và tên
Dung trưởng công an phường , muốn lập thành tích cho cấp trên, để báo cáo lấy
thành tích nhân dịp kiểm điểm theo nghị quyết 4. Câu nói bất hủ được hai tên
này chỉ đạo cấp dưới :
“Tao là luật, Luật là
do tao”
Khi mấy tên này xông
vào, gặp sự chống cự quyết liệt của bà Ngọc, chúng đập đánh bà Ngọc gẫy chân,
khiến các con bà nổi giận. Một người con gái của bà, vội chế được 4 quả bom
xăng, ném thẳng vào lực lượng cưỡng chế, khiến 2 tên công an và 1 tên thanh tra
xây dựng bị dính xăng, bị cháy . Chúng điều động thêm xe cứu hỏa, triển khai
vòi rồng, kêu lực lượng đặc công đến tiếp xức, nhưng trước sự chống trả quyết
liệt của nhân dân và người con gái của bà Ngọc đã đeo bình ắc quy và tưới xăng
lên người , để sẵn sang chết cháy với công an . Lực lượng cưỡng chế hốt hoảng,
gấp gáp rút lui cùng các phương tiện cơ giới khác cộng với hàng trăm công an
tháo chạy . Nhưng chúng không quên bắt theo 3 người : Ông Nguyễn Phi Thường,
ông Phạm Thế Vinh, cùng người con rể của bà Ngọc tên Quang, chúng hành hung 3
người này và đối xử rất thô bạo.
Trong số lực lượng
cưỡng chế, không phải mọi người đều xấu xa, gian manh sảo quyệt như tên Phương,
tên Dung. Còn có một số không ít người tham gia vì bị bắt buộc, có người đã
cung cấp cho dân, những bằng chứng, hình ảnh mà họ ghi được. Vì để đảm bảo an
toàn cho họ, chỉ xin công khai một vài hình, số còn lại có hình ném bom xăng và
hình người “con gái Việt Nam da vàng dũng cảm mang bầu 3 tháng” đeo bình ác qui
và tưới xăng, sẽ công khai khi có điều kiện, để bảo vệ mẹ, bảo vệ tài sản của
gia đình , sẵn sàng chết cháy và thiêu đốt bọn ác ôn, đã khiến bọn côn đồ núp
dưới danh nghĩa công an nhân dân, chính quyền nhân dân, phải khiếp vía bỏ chạy.
Vào ngày 07/08/2012 sẽ
có cưỡng chế tiếp tại phường Bình Khánh. Chắc chắn lại có bom xăng, bom gaz ,
axít… và nhiều thứ khác nữa…
Dân oan Thủ Thiêm
Khi người dân hiến “đất vàng”
Chủ nhật, 16/06/2013, 03:30 (GMT+7)
Nhiều người dân ở TP.HCM đã hiến những khu đất trị giá tiền tỉ để mở đường giao thông, xây dựng công trình công cộng…
Từ khi TP.HCM thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, giá nhà đất ở Q.2 tăng vọt. Những thửa đất, khu vườn trước đây giá chỉ vài trăm đến vài triệu đồng mỗi m2, thì nay đã tăng lên vài ba chục triệu, thậm chí có nơi lên đến cả trăm triệu đồng mỗi m2. Trên địa bàn P.Bình Trưng Tây – một trong những phường đông dân cư của Q.2, giá nhà đất cũng nằm trong xu hướng đó. Một điều đặc biệt là trong những năm gần đây, số người tình nguyện hiến đất để làm đường, mở hẻm, xây dựng công trình công cộng ngày càng nhiều.
Bà
Nguyễn Thị KIm Vũ, người hiến đất trên đường 39, P.Bình Trưng Tây, Q.2 – Ảnh:
Đình Phú
“Để con cháu đi lại bớt khổ”
Đường 39, khu phố 6, P.Bình Trưng Tây khang trang với bề rộng 10 m, vỉa hè mỗi bên 1,5 m. Trước đây con đường này có đoạn chỉ rộng 3 m, thấp trũng. Vào mùa mưa, người dân vô cùng khổ sở vì cảnh ngập nước tràn lan. Do không có cống thoát nước nên phải thường xuyên huy động máy bơm chống ngập thì người dân, phương tiện mới có thể qua lại. Để có được con đường như bây giờ có công đóng góp rất lớn của các hộ dân có nhà đất mặt tiền hai bên đường.
Người dân nơi đây ai cũng thán phục nghĩa cử của ông Nguyễn Văn Còn, ở số nhà 93, đường 39. Trong số những hộ dân tình nguyện hiến đất mở đường, ông Còn đã làm một việc “vô tiền khoáng hậu” khi sẵn lòng hiến 76 m2 đất mặt tiền với trị giá hơn 1,9 tỉ đồng. Mọi người nghĩ hiến nhiều như thế chắc ông Tư Còn (tên mà người dân khu phố quen gọi) giàu có lắm, nhưng ít ai biết rằng, dù đã 60 tuổi rồi mà ông vẫn quần quật làm vườn, trồng kiểng suốt ngày để mưu sinh đúng nghĩa của một nông dân. Vợ ông, bà Hồ Thị Anh cũng không lúc nào ngơi tay vì phải chăm đàn lợn 15 con (lúc cao điểm lên đến 40 con).
Khi tiếp xúc với chúng tôi, vợ chồng ông không hề tỏ ra tiếc nuối gì về việc mình đã “hy sinh” tiền tỉ cho việc mở đường. “Chừng ấy diện tích, nếu bán đi sẽ có một số tiền lớn hoặc bác có thể xây 4 phòng trọ cho thuê cũng thu được vài triệu đồng mỗi tháng”. Nghe tôi nói như thế, ông Tư Còn “cãi” ngay: “Tôi đã mấy đời ở đây rồi. Đi tới xứ người ta đường sá khang trang, sạch đẹp nhưng về tới xứ mình thì đường ngập ngụa, ổ voi ổ gà không thể chịu nổi. Để con cháu đi lại bớt khổ, tôi đâu tính toán gì
cho mệt thân”.
Bà Nguyễn Thị Kim Vũ, nguyên thượng tá công tác tại Công an TP.HCM, nay đã nghỉ hưu được xem là “đối trọng” với ông Tư Còn. “Nói thật tiếc thì có tiếc, nhưng để đường thông thoáng, mình cũng phải biết hy sinh một chút chứ sao. Bây giờ đường ngon lành rồi, tôi thấy việc mình làm cũng ý nghĩa lắm”, bà Vũ chia sẻ việc hiến 40 m2 đất trị giá hơn 1 tỉ đồng.
Nổi danh “2 hộ đầu hẻm”
Trao đổi với Thanh Niên, Trưởng ban Dân vận Q.2 Bùi Văn Phúc cho biết: “Chỉ tính riêng trong năm 2012, có 346 hộ dân trên địa bàn quận hiến hơn 2.100 m2 để mở rộng, nâng cấp 4 tuyến đường và 4 ngõ hẻm. Hiện tại P.Bình An cũng đang có nhiều hộ tình nguyện hiến đất để xây dựng hệ thống thoát nước từ đường Trần Não vào khu H26”.
Trong khi đó tại Q.10, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó chủ tịch UBND quận, cho biết nhà đất trên địa bàn có giá trị cao nên việc vận động người dân hiến đất mở rộng hẻm không đơn giản, nhưng thời gian qua cũng đã có rất nhiều gia đình tình nguyện hiến đất. Thuộc khu vực trung tâm TP.HCM với nhiều khu dân cư ổn định từ mấy chục năm qua, Q.10 có khoảng 1.500 ngõ hẻm cần được mở rộng. Để làm được việc này cần nguồn kinh phí lên đến chừng 7.500 tỉ đồng (bình quân 5 tỉ đồng/hẻm). Các quy hoạch hẻm cứ bị “đóng băng” vì số tiền này quá lớn so với kinh phí hằng năm “rót” cho việc chỉnh trang ngõ hẻm chỉ từ 1 – 2 tỉ đồng. Nhưng khi người dân đã không tiếc “đất vàng” cho sự nghiệp chung thì vấn đề cũng được giải quyết.
Hẻm 58 Đồng Nai, P.15, Q.10 trước đây chỉ rộng từ 2 – 3 m, dẫn vào hàng trăm hộ dân sinh sống nên việc đi lại rất khó khăn, nhưng nay đã được mở rộng ra 5 m. “Để làm được công trình này phải kể đến đóng góp của 2 hộ đầu hẻm, là ông Trần Trung Hải và Nguyễn Văn Thành, đã hiến 50 m2 với trị giá lên đến hơn 3 tỉ đồng. Phường đang tiếp tục lấy ý kiến quy hoạch 29 hẻm còn lại trên địa bàn, nếu người dân cũng sẵn lòng chia sẻ như bà con hẻm 58, thì diện mạo đô thị sẽ được cải thiện đáng kể”, Phó chủ tịch UBND P.15 Nguyễn Việt Long nói.
Là một người từng nhiều năm tham gia điều hành, chỉ đạo công tác chỉnh trang đô thị, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài, chia sẻ: “Môi trường sống sẽ thông thoáng hơn, giá nhà đất cũng sẽ tăng cao khi đường, ngõ hẻm được mở rộng. Các quận huyện nên tích cực hơn nữa trong công tác vận động. Nếu người dân chia sẻ được vấn đề này với nhà nước, thì việc chỉnh trang đô thị có thể nói dù khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Dân ngoại thành hiến hơn 615 tỉ đồng
Sau 3 năm TP.HCM triển khai đề án xây dựng mô hình nông thôn mới, hệ thống giao thông các xã thuộc 5 huyện ngoại thành: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ đã có nhiều cải thiện đáng kể nhờ sự chung tay hiến đất của người dân. Theo thống kê của Sở NN-PTNT, chỉ tính 6 xã được chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới, như Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), Tân Nhựt (Bình Chánh)… có hơn 7.000 hộ dân hiến đất mở đường với khoảng 725.000 m2 đất kèm công trình kiến trúc, tổng trị giá hơn 615 tỉ đồng.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.