Lãnh đạo Việt Nam có biết hối hận không?
Hai bài báo dưới đây đều được đăng trên tờ The
Asahi Shimbun của Nhật. Một bài tường thuật cuộc biểu tình của
nhiều chục ngàn người chống điện hạt nhân bao vây chung quanh toà nhà
Quốc hội Nhật Bản. Một bài đưa tin ông Naoto Kan xin lỗi vì đã khuyến
khích xuất khẩu công nghệ hạt nhân.
Ông Naoto Kan là cựu thủ tướng Nhật và khi
tại vị, vì quyền lợi Nhật Bản, ông đã khuyến khích xuất khẩu công nghệ
hạt nhân sang Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Nay sau khi nước Nhật chịu
tai nạn hạt nhân, ông thấm thía rằng công nghệ hạt nhân là không an
toàn, và do đó tỏ lòng hối hận. Có kỳ lạ không, người Nhật hối hận vì
đã xuất khẩu một công nghệ có thể dẫn đến tai họa cho quốc gia khách
hàng, còn người Việt Nam lại dường như không biết sợ, cứ điềm nhiên xây
dựng nhà máy điện hạt nhân. Không lẽ đến khi tai họa ập tới, mới hối hận?
Tất nhiên nói như thế là giả định rằng lãnh đạo Việt Nam còn biết hối hận!
Mà cái giả định ấy, không nói thì ai cũng biết, chưa chắc đã đúng!
Bauxite
Việt Nam
|
Nhiều
chục ngàn người biểu tình chống điện hạt nhân bao vây chung quanh toà nhà
Quốc hội Nhật Bản
THE
ASAHI SHIMBUN, Asia and Japan Watch
Phóng
viên: Takayuki Kihara, Kaigo Narisawa và Takuro Yagi
03
tháng 06 2013
Nguyễn
Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
Các tổ
chức chống điện hạt nhân đã hiện diện đông đảo trong cuộc biểu tình lớn tại
Tokyo vào ngày Chủ nhật 02 Tháng 6, nhằm tạo tác động đến cuộc bầu cử Thượng
Viện trong tháng Bảy tới và cùng lúc phản đối kế hoạch khởi động lại các
lò phản ứng hạt nhân.
Một
vòng tròn những người biểu tình dài khoảng 1,2 km bao quanh tòa nhà Lưỡng
Viện Quốc Hội vào buổi tối ngày 02 tháng 6. Ban tổ chức cho biết cuộc biểu
tình đã thu hút khoảng 85.000 người, trong khi Sở cảnh sát Thành phố ước
tính thấp hơn với khoảng 20.000 người.
Các
con số ước tính so ra không nhiều bằng với số hàng trăm ngàn người xuống
đường biểu tình hồi năm ngoái trước khi Chính phủ phê duyệt kế hoạch phục
hồi hoạt động tại nhà máy hạt nhân Oi ở tỉnh Fukui.
Ông
Kiyohachi Oda, 68 tuổi, cư ngụ tại Ichikawa, tỉnh Chiba, người đã thường
xuyên tham dự các cuộc biểu tình vào đêm thứ sáu mỗi tuần xung quanh văn
phòng Thủ tướng ở Tokyo từ mùa hè năm ngoái, thừa nhận sự nhiệt tình của
những người biểu tình đã bị suy giảm.
“Nếu
không có ai xuất hiện tham gia biểu tình, điều đó có nghĩa tương đương với
sự đồng thuận cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân”, ông nói. “Điều quan
trọng là chúng ta cần phải tiếp tục các cuộc biểu tình, ngay cả khi chỉ
có một người tham gia.”
Một
trong số ba nhóm tổ chức cuộc biểu tình vào ngày 2 tháng 6, tổ chức Liên
Minh Đô Thị Chống Điện Hạt Nhân, đã tổ chức biểu tình vào các buổi tối Thứ
sáu ở phía trước của văn phòng Thủ tướng, cũng như tại cơ quan Genpatsu
wo Nakusu Zenkoku Renrakukai (Hội nghị quốc gia về xoá bỏ các nhà máy điện
hạt nhân).
Hai cuộc
họp mặt riêng lẻ chống điện hạt nhân đã được tổ chức tại Tokyo vào buổi
chiều cùng ngày.
Tại buổi
họp mặt ở Shiba Park, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel, ông Kenzaburo Oe,
là một trong những người lên thuyết trình.
Nhà
văn nổi tiếng Keiko Ochiai cho biết, “Điều quan trọng là mang các Thượng
nghị sĩ đã chọn không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng
mười hai năm ngoái trở lại nghị trường. Nếu chúng ta có thể làm điều đó,
tình hình sẽ thay đổi. Chúng ta phải làm tất cả mọi thứ chúng ta có thể.”
Sau
đó, hai nhóm tiếp tục tổ chức cuộc tuần hành phản đối điện hạt nhân và đến
tối đã tới trước toà nhà Quốc Hội. Các nhà lập pháp của các đảng đối lập
như Đảng Dân chủ Nhật Bản, Đảng lo về Đời sống của Dân chúng, Đảng Cộng sản
Nhật Bản, Đảng Gió xanh và Đảng Dân chủ Xã hội, đã phát biểu chỉ trích kế
hoạch khởi động lại các nhà máy hạt nhân, trong đó có 48 lò của 50 lò phản
ứng trên cà nước vẫn còn đang ngừng hoạt động.
Một số
những người tham gia biểu tình là những người thường xuyên có mặt trong
các cuộc biểu tình chống điện hạt nhân, chẳng hạn như một người phụ nữ 33
tuổi làm việc trong một công ty cung cấp nhân viên tạm thời tại Tokyo. Cô
đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống hạt nhân từ tháng 5 năm 2012, một
phần bởi vì cô cảm thấy rằng dư luận nghiêng về phía bỏ cuộc việc chống
điện hạt nhân và cuối cùng là dẫn đến việc tái hoạt động của các nhà máy
hạt nhân.
Vào
tháng 8 năm 2012, cuộc họp tại Tòa Đô Chánh của Thủ đô Tokyo đã quyết định
bác bỏ một lệnh kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về việc nhà máy điện hạt
nhân nên được tái hoạt động hay không. Chính quyền thành phố Tokyo đã bị
buộc phải đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự sau khi một kiến nghị
yêu cầu ngừng chạy nhà máy điện hạt nhân đã thu thập được 320.000 chữ ký.
Trong
lúc thất bại này dẫn đến sự sụt giảm số người tham gia vào các cuộc biểu
tình, một người phụ nữ đã không nản lòng.
“Sẽ cần
một nỗ lực chống đối rất to lớn để loại bỏ các nhà máy điện hạt nhân,” bà
nói. “Tôi cảm thấy dư luận sẽ thay đổi dần dần thông qua không chỉ từ các
cuộc biểu tình, nhưng từ sự tiếp nối các hoạt động chống đối khác nhau,
chẳng hạn như xem xét việc sử dụng lãng phí điện năng.”
Bà Aki
Hashimoto, 57 tuổi, từ Koriyama, tỉnh Fukushima, người bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi thảm họa hạt nhân và thông cảm hơn với mối quan tâm mà một nông
dân ở Tamura, tỉnh Fukushima, đưa lên.
“Những
người nào đến nơi này rồi, sẽ hiểu được sự tức giận của người dân
Fukushima vì đã phải chịu đau khổ trong khi không có ai hay một cơ quan
chính phủ nào chịu trách nhiệm về vụ thảm họa hạt nhân,” bà Hashimoto
nói.
Bà đã
tham dự các cuộc biểu tình trong những lúc thỉnh thoảng tạm nghỉ việc tại
một trường dạy luyện thi. Các kết quả của cuộc bầu cử Hạ viện hồi tháng
12 là một cú sốc vì Đảng Dân chủ Tự do đã chiến thắng lớn ngay tại tỉnh
Fukushima, trong khi đảng này đã không tích cực ùng hộ việc rút khỏi năng
lượng hạt nhân.
Mặc dù
nhà của bà Hashimoto nằm cách xa nhà máy bị hư hại Fukushima hơn 50 km, mức
độ bức xạ tiếp tục ở mức độ cao. Con gái duy nhất của bà và đứa cháu nội
mới sinh đã sơ tán đến quận Fukuoka ở Kyushu.
“Tôi xấu
hổ với những người xem như không có gì đã từng xảy ra vì thảm họa hạt
nhân tại Fukushima, ngay cả khi có những người dân đang tiếp tục phải
gánh chịu và lo sợ các mối di hại vô hình mang đến cho họ”, bà nói.
Một
người biểu tình tên Oda cũng gốc từ Koriyama cho biết rằng thân nhân của
bà Oda tiếp tục sống trong thành phố này đã nói rằng con cháu của họ, hiện
đang sống ở quận hạt khác, đã không đến thăm viếng họ kể từ khi thảm họa
xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 vào năm 2011. Anh em họ của
bà Oda cũng đã ngừng gửi gạo và táo trồng ở Fukushima cho bà.
“Có rất
nhiều bi kịch phát sinh từ thảm họa nhà máy điện hạt nhân”, bà Oda nói.
Cũng
có một số người biểu tình là những người mới tham gia biều tình chống điện
hạt nhân lần đầu.
Sachiko
Asami, 38, từ Yokohama, một nhân viên văn phòng làm việc cho cơ quan chăm
sóc y tế, chỉ bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình vào tuần trước.
Cô đã
bỏ phiếu cho một ứng cử viên trong cuộc bầu cử Hạ viện hồi tháng 12, ứng
cử viên này ủng hộ một sự chuyển đổi từ năng lượng hạt nhân sang năng lượng
an toàn khác, nhưng ông bị thất cử. Điều đó đã cho cô biết rằng còn nhiều
chướng ngại to lớn trên con đường đấu tranh chính trị cần phải vượt qua để
có ảnh hưởng đến sự thay đổi suy nghỉ về năng lượng.
Tuy
nhiên, mối quan tâm của cô trong vấn đề hạt nhân đã tăng lên sau khi cô học
được thêm về mức độ bức xạ nguyên tử độc hại trong khu phố của mình thông
qua Facebook, hệ thống mạng mà cô tham gia vào cuối năm ngoái. Cô cũng đọc
được các bài viết từ những người đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống
hạt nhân và từ đó tự chính cô quyết định cần tham gia các cuộc biểu tình
chống điện hạt nhân.
Trong
khi cô hét lên phản đối việc cho phép nhà máy hạt nhân tái hoạt động, cô
cũng cảm thấy thất vọng rằng sự tham gia của rất nhiều người vẫn không thể
nào ảnh hưởng được các chính trị gia.
“Các
chính trị gia là những người đưa ra quyết định cuối cùng,” cô nói. “Điều
đó có nghĩa rằng các cuộc bầu cử dân biểu Quốc hội là rất quan trọng. Tôi
muốn kêu gọi những người khác tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Thượng
Viện lần tới.”
Một
người đàn ông 33 tuổi, từ quận Ota của Tokyo đã tham gia cuộc biểu tình với
vợ và hai con. Đó là lần đầu tiên anh tham gia một cuộc biểu tình như vậy.
Ông đồng ý với lập luận đưa ra là thế hệ hôm nay phải chịu trách nhiệm vì
lợi ích của con cháu chúng ta trong tương lai.
Một
người đàn ông làm việc cho một nhà sản xuất thiết bị, và ông ta đã ủng hộ
các chính sách kinh tế của nội các chính phủ Abe. Tuy nhiên, ông không hỗ
trợ việc phục hồi hoạt động tại các nhà máy điện hạt nhân. Ông cũng tức
giận với lập trường của đảng LDP khi cho rằng đảng của họ không chịu
trách nhiệm gì về thảm họa hạt nhân Fukushima, vì đảng LDP lúc đó là đảng
đối lập khi thảm họa hạt nhân xảy ra.
“Cuộc
điều tra thăm dò dư luận công chúng cho thấy nhiều người muốn rời khỏi
năng lượng hạt nhân,” một người đàn ông nói. “Các chính trị gia nên thật
lòng lắng nghe công luận.”
Keiko
Hoshina, 67 tuổi, sống tại phường Nerima thuộc thành phố Tokyo, lần đầu
tiên tham gia các cuộc biểu tình trong tháng tư sau khi cô nhận ra rằng
cô đã cố gắng quên và gạt ra phía sau những gì đã gây ra từ thảm họa hạt
nhân.
Kể từ
tháng trước, cô đã bắt đầu làm một cuộc thống kê của riêng mình đối với
100 đồng nghiệp và bạn bè. Câu hỏi duy nhất của cô là “Bạn có ủng hộ việc
rời bỏ năng lượng hạt nhân không?”
Cô ấy
không áp đặt quan điểm riêng của mình vào người khác, nhưng hy vọng rằng
mọi người cũng sẽ bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Cho đến nay
cô đã được hỏi ý kiến được 50 người.
Nguồn
:
http://ajw.asahi.com/article/behind_news/politics/AJ201306030087
http://www.youtube.com/watch?v=8_cFtYMXBRQ&feature=player_embedded#!
http://www.japantimes.co.jp/news/2013/06/04/national/nuclear-foes-stage-march-on-diet/#.UbDnRk1-9jp
60,000 protest Japan’s plan to restart nuclear power
plants
Người
dịch gửi trực tiếp cho BVN.
Cựu
thủ tướng Nhật Naoto Kan xin lỗi ông đã khuyến khích xuất khẩu công nghệ
hạt nhân
06/06/2013
Erika Toh (The Asahi Shimbun). San Diego – Nếu ông có thể đẩy ngược thời
gian, Naoto Kan nói rằng ông sẽ không bao giờ khuyến khích việc xuất khẩu
công nghệ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản.
Ông
Kan mà nhiệm kỳ thủ tướng đã được ghi dấu qua cách xử lý của ông hồi
tháng 4 năm 2011 đối với động đất, sóng thần và tai nạn hạt nhân, ngày 4
tháng 6 vừa qua tuyên bố rất tiếc đã khuyến khích chính sách xuất khẩu
nhà máy điện hạt nhân sau khi lò phản ứng tại Fukushima bị tàn phá.
Ông
Kan, thuộc Đảng Dân chủ Nhật Bản, bày tỏ ý kiến của mình trong một cuộc họp
do một nhóm công dân Mỹ tổ chức. Đây là lần đầu tiên ông Kan đã nói về những
kinh nghiệm của ông trước một cử tọa nước ngoài.
“Trước
ngày 11 tháng 3 đó, tôi chào mời các nước nhập khẩu công nghệ hạt nhân vì
tôi cảm thấy các nhà máy điện hạt nhân an toàn” ông Kan nói. “Bây giờ tôi
rất tiếc đã làm những việc đó”.
Trong
cương vị thủ tướng, ông Kan đã tham gia vào những nỗ lực để xuất khẩu
công nghệ nhà máy điện hạt nhân sang Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
“Trước
ngày 11 tháng 3 tôi tán đồng việc sử dụng an toàn nhà máy điện hạt nhân”,
ông Kan nói. “Nhưng sau ngày 11 tháng 3 suy nghĩ của tôi đã đổi chiều 180
độ”.
Chính
phủ hiện nay của Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục thúc đẩy việc xuất khẩu công
nghệ nhà máy điện hạt nhân như một phần của chiến lược tăng trưởng kinh tế.
Về
chính sách này ông Kan nói “Khi chúng ta nghĩ đến tương lai của các quốc
gia (là mục tiêu cho xuất khẩu) thì giới thiệu các nguồn năng lượng tái tạo
là một chọn lựa tốt hơn”.
Kan
cũng tiết lộ rằng ông đã được mời đến nói chuyện tại Đài Loan, nơi dư luận
có nhiều tranh cãi về một nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng.
Nguồn: Kan now sorry
he pushed export of nuclear plant technology, The Asahi Shimbun
06/06/2013
Người
dịch gửi trực tiếp cho BVN.
|
|
|
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.