Cơn bão giá và nhóm lợi ích
Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập
nhật: 13:09 GMT - thứ hai, 12 tháng 8, 2013
Tập đoàn xăng dầu
Petrolimex kích động đến ba lần tăng giá
Cơn bão tăng giá
với sang chấn đầy tai biến đang đẩy xã hội Việt Nam vào một vòng xoáy mới, tiếp
nối chuỗi vòng xoáy mà nó đã kết dính suốt gần ba năm suy thoái kinh tế qua.
Chỉ ít lâu sau kỳ họp
quốc hội vào tháng 5/2013, mặt hàng xăng dầu đã được Bộ công thương, Bộ tài
chính và một trong những nhóm lợi ích độc quyền nhất Việt Nam là Tập
đoàn xăng dầu Petrolimex kích động đến ba lần tăng giá.
Các bài liên quan
Luật
rừng và đám đông hung hãn ở VNVì
sao Quốc hội 'siết' Luật Biểu tình?Bộ
Công an triệt tiêu tinh thần báo chí
Chủ đề liên quan
Diễn đàn
Cũng song trùng với quy
luật bài trùng, người anh em sinh đôi của Petrolimex là Tập
đoàn điện lực Việt Nam – EVN – đã ngay lập tức đẩy giá điện lên 5%.
Hành động mang hàm ý bất
chấp này càng làm nổi rõ một quy luật kinh tế - chính trị: giá giảm vào trước và
trong các kỳ họp quốc hội, nhưng lại tăng vọt “lên một tầm cao mới” sau khi
cánh cửa hội trường dân cử khép lại.
Mối lo thường trực của
người dân đã có cơ sở để biến thành linh cảm thật tệ: không lúc này thì lúc
khác, nhóm lợi ích sẽ không bỏ cuộc và vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi lộ trình tăng
giá điện và xăng dầu.
Trong khi đó, không có
gì giấu nhẹm mãi được, có vẻ cuối cùng Ban tuyên giáo trung ương cũng phải làm
ngơ để báo chí đưa tin về hàng loạt vụ nhảy cầu quyên sinh vì nguyên do bức
bách tài chính. Cái nghèo dân sinh chưa bao giờ quyện gắn với
vô cảm quan chức đến mức này, vào buổi giao thời đầy tính định mệnh như thế này
của dân tộc.
Nhưng bất chấp phản ứng
của đại đa số các tầng lớp nhân dân, giai tầng lợi ích ở Việt Nam vẫn tiếp tục
chiến dịch “bù lỗ vào dân”. Những tin tức mới nhất cho thấy với đợt tăng
giá 5%, EVN đã có được thêm 3.000 – 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, một quan chức cao
cấp ngành điện lực vẫn than thở là tập đoàn này còn “thiếu ít nhất 8.000 tỷ đồng
nữa”, tương ứng với khả năng EVN phải tăng 15-20% giá điện trong năm nay.
So với con số
lỗ còn treo đến 34.000 tỷ đồng do đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động
sản, bảo hiểm bị phát hiện vào cuối năm 2011 và như một công bố chẳng đặng đừng
vào đầu năm 2013, cho tới nay EVN đã “thanh lý” được một phần, nhờ vào thao tác
dùng giá điện “thanh toán” lên đôi vai gày guộc của nhân dân.
Xăng dầu và điện tăng
cũng ngay lập tức kích thích giá các mặt hàng khác cùng phi mã. Chỉ ít ngày sau
khi tăng giá xăng dầu và điện, hàng loạt mặt hàng rau quả ở miền Tây Nam Bộ đã
tăng từ 10-30%. Còn tại các đô thị, giá sữa đương nhiên là một
thứ hàng không thể không tăng, làm khốn khó thêm cho đời sống người dân trong
cơn bão suy thoái.
Chính phủ không
vô can
Không thể nói Chính phủ
vô can trong toàn bộ câu chuyện tăng giá điện và xăng dầu.
Giá điện lại vừa tăng ở
Việt Nam
Bất chấp nạn suy thoái
kinh tế kinh niên và phản ứng của người dân, các nhóm lợi ích xăng dầu và điện
lực vẫn đang hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng giá trong năm nay và cả cho năm sau -
2014, tăng đến khi nào toàn bộ số lỗ do đầu tư trái ngành những năm về trước được
thanh toán trên đầu người dân.
Bất chấp “những cố gắng
của toàn bộ Chính phủ” trong cuộc chiến chống lạm phát, những tác động được
giới quan chức thống kê Việt Nam xem là “tăng giá điện và xăng dầu không ảnh
hưởng nhiều đến lạm phát” liệu còn có ý nghĩa gì khi giá nhiều mặt hàng đã tăng
phi mã tại các chợ và cửa hang?
Thay thế cuộc chiến này
bằng một cuộc chiến khác, phải chăng điều mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng
diễn trình mong muốn - cuộc chiến chống các nhóm lợi ích - đang có nguy cơ bị
chính các nhóm đặc quyền đặc lợi này diễn đạt theo một cách hoàn toàn trái
ngược?
Nhưng cảnh sắc trái
ngược như thế lại thường được lịch sử chứng thực ở những quốc gia không độc
quyền. Vào tháng 2/2013, trước hành vi tăng mạnh giá điện của hai nhà phân phối
điện lực là Công ty CEZ và Evergo-Pro và Công ty EVN, hàng chục ngàn người dân Bungaria
đã đổ ra đường biểu tình, đẩy cao nguy cơ một cuộc bạo động đẫm máu.
“Tôi sẽ không tham gia
vào một chính phủ mà ở đó cảnh sát có quyền được đánh đập người dân. Chúng tôi
cũng có danh dự và lòng tự trọng riêng của mình. Nhân dân đưa chúng tôi lên nắm
quyền và chúng tôi sẽ trao trả lại quyền lực cho họ” - Thủ tướng Boiko Borisov khẳng
định trước Quốc hội nước này. Chỉ sau đó một tháng, chính phủ Bungaria đã quyết
định từ chức.
Dân chúng?
Còn ở Việt Nam và ứng
với một lịch sử độc quyền về nhiều phương diện, nhân dân sẽ biểu cảm ra sao?
Sức chịu đựng của người
dân Việt Nam là rất cao, đặc biệt trong thời chiến tranh. Nhưng sau khi chiến
tranh đã trôi qua gần bốn chục năm và thế đặc quyền cũng có chừng ấy thời gian
để tác quái, không ai có thể nói trước được điều gì.
Vào kỳ họp quốc hội
tháng 5/2013, lồng trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái thảm trạng cùng trào
lưu thăng hoa của các nhóm lợi ích và nạn tham nhũng, thái độ im lặng của các
đại biểu quốc hội đã khiến cho dư luận người dân thất vọng.
"Một
quy luật tâm lý xã hội khác đang hình thành ngày càng sống động: giá độc quyền
càng tăng, sức chịu đựng của người dân càng tiệm cận với giới hạn cuối cùng. "
Tuy nhiên, một hiệu ứng
tâm lý xã hội đã bất ngờ xảy ra vào cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên trong
lịch sử quốc hội: đa số phiếu tín nhiệm thấp được các đại biểu quốc
hội dồn cho giới quan chức chính phủ – những người phải chịu trách nhiệm trực
tiếp về khả năng điều hành kém cỏi.
Không phát biểu không có
nghĩa là không hành động. Và chỉ hành động nếu có cơ hội – đó là điều mà nhiều
đại biểu quốc hội, dù phải rơi vào tình thế lắng tiếng vì một số lý do nào đó,
nhưng đã bộc lộ qua một phản ứng có tính kết tủa bằng vào lá phiếu của mình.
Vậy còn thái độ người
dân đối với Chính phủ thì sao?
E rằng, phản ứng của
người dân sẽ khác và còn khác nhiều với khối quan chức quốc hội. Một quy luật
tâm lý xã hội khác đang hình thành ngày càng sống động: giá độc quyền càng
tăng, sức chịu đựng của người dân càng tiệm cận với giới hạn cuối cùng. Tâm lý
chịu đựng đang dần chuyển sang tâm lý phản ứng và có thể cả phản kháng.
Ai cũng biết rằng, đến
một thời điểm nào đó, khi tâm lý chịu đựng đã vượt qua tâm trạng sợ hãi, những
người dân khốn khổ nhất sẽ bắt đầu tập hợp với nhau, tạo thành tiền đề phản ứng
công khai đầu tiên như người dân Bungaria đã làm.
Những cuộc biểu tình
công khai đối với chính phủ cũng từ đó mà sinh sôi, có thể kéo theo tình hình
mất kiểm soát, để sau đó không ai có thể lường được hậu quả sẽ ra sao.
Lẽ nào Chính phủ và Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng còn quá chủ quan với cận cảnh mất mát ấy?
Bài viết thể hiện
quan điểm và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do ở TP Hồ Chí
Minh.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.